Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau đáu con đường mang tên người anh hùng bom ba càng

Thứ năm, 10:25 20/12/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Hình ảnh những chiến sĩ cảm tử quân ôm bom ba càng lao thẳng vào xe tăng địch năm xưa đã tạo nên khúc tráng ca còn vang mãi đến ngày nay.

Đau đáu con đường mang tên người anh hùng bom ba càng 1

Lễ đón nhận danh hiệu AHLLVTND cho liệt sĩ Lý Đàm Nghiên được tổ chức long trọng.

Một trong những chiến sĩ đầu tiên ôm bom ba càng đánh địch ở mặt trận Hà Nội chính là Lý Đàm Nghiên. Ít ai biết rằng, người anh hùng ấy có một cuộc đời thật đặc biệt...

Nỗi kinh hoàng mang tên "bom ba càng"…

Sau lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (20/12/1946), toàn quân và dân Thủ đô đã thực hiện khẩu hiệu "trong ngoài cùng đánh", liên tục tấn công quân địch ở khu vực đê Yên Phụ, đường Hoàng Hoa Thám, Cầu Giấy... Nhiều trận đánh ác liệt, chốt giữ dài ngày ở khu vực bệnh viện Bạch Mai, Cầu Mới, phố Khâm Thiên. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng gay go và ác liệt, giành giật nhau từng góc phố, từng căn nhà. Nhiều tổ, tiểu đội, trung đội đã dũng cảm ôm bom ba càng, lựu đạn đánh xe tăng, xe cơ giới của địch với ý chí "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh". Ở Trung đoàn 37 (nay là Trung đoàn 66) khi ấy có chiến sĩ Lý Đàm Nghiên năm đó vừa bước sang tuổi 21 đã xung phong ôm bom ba càng lao thẳng vào xe tăng địch.

Trong những ngày Hà Nội sục sôi khí thế "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" 66 năm trước, bom ba càng cùng những chiến sĩ cảm tử quân khi ấy là nỗi kinh hoàng của quân địch. Bom ba càng có dạng hình phễu, miệng phễu có đường kính 22cm, có vành gang gắn ba càng sắt dài 12cm/càng; đáy phễu là bộ phận gây nổ, gồm: hạt nổ, kim hỏa và chốt hãm an toàn, bom được lắp vào một cây gậy gỗ dài 1,2m. Ðể đánh được bom ba càng thì phải cần những chiến sĩ mưu trí, quả cảm, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Bom nổ gây áp lực cháy nổ rất lớn (do nhiên liệu và đạn trên xe cùng bị kích nổ), sức ép một phần dội ngược lại phía sau hất người đánh bom bật ngửa xuống đường, tổ cứu hộ phải sẵn sàng ngay lập tức xông ra dìu chiến sĩ đánh bom vào nơi an toàn. Nhưng thông thường người chiến sỹ ôm bom ba càng sẽ hy sinh sau khi bom nổ vì sức ép hoặc sẽ bị nổ cùng với bom và nhiên liệu trên xe địch.
 
Đau đáu con đường mang tên người anh hùng bom ba càng 2

Người anh của liệt sĩ Lý Đàm Nghiên…  Ảnh: LX.

Cảm tử quân đầu tiên ở đê Kim Liên

Trong không khí sục sôi của chiến trận Hà Nội năm 1946, chừng 10 tổ cảm tử quân được thành lập, với tổng cộng chừng 100 đội viên. Họ được gọi là Quyết tử quân, khác với đa số chiến sĩ tham gia được gọi là Vệ quốc quân hoặc tự vệ Hà Nội. Những chiến sĩ cảm tử anh hùng ấy thường mặc áo trấn thủ, đeo khăn đỏ. Có khi họ còn được tổ chức truy điệu sống trước khi xung trận. Chiến sĩ Lý Đàm Nghiên khi ấy là một trong những cảm tử quân đầu tiên xung phong ôm bom ba càng xông thẳng vào địch. Trung đoàn 37 của Lý Đàm Nghiên khi ấy được điều vào làm nhiệm vụ ở khu vực nội thành Hà Nội, gồm: Cầu Giấy, Hoàng Hoa Thám, đê Yên Phụ và chốt giữ dài ngày ở Đại Cồ Việt, Kim Liên, Khâm Thiên, Cầu Mới.
 
Đại tá Mai Đắc Hiền, vốn là trung đội trưởng đội cảm tử quân, Trung đoàn 37 ngày ấy kể lại: "Trung đội cảm tử quân chúng tôi được lệnh đi đánh địch bằng bom ba càng tại điểm ngã tư Kim Liên. Đồng chí Lý Đàm Nghiên xung phong đi đánh trận này và xin được đánh bom ba càng. Biết phải hy sinh nhưng đồng chí Nghiên vẫn vui vẻ, sẵn sàng chấp nhận. Tại buổi họp trước lúc đi làm nhiệm vụ, đồng chí Nghiên tâm sự: Dù có phải hy sinh để đánh đuổi đế quốc phong kiến, làm cho dân ta được tự do sung sướng ấm no là tôi rất mãn nguyện".
 
Vị Trung đội trưởng đội cảm tử quân năm xưa, sau này vẫn còn nhớ như in khoảnh khắc diễn ra vào khoảng 2h sáng ngày 13/1/1947 ấy, khi nhận được lệnh, cảm tử quân Lý Đàm Nghiên đã ôm bom ba càng xông lên mặt đê. Thấy bóng người, quân địch bắn xối xả, quân ta bắn yểm trợ. Hai bên bắn nhau một lúc thì im tiếng súng. Khi ấy, trung đội đều tưởng Lý Đàm Nghiên bị trúng đạn địch, đang băn khoăn lo lắng thì đột nhiên từ phía mặt đê một bóng người vùng dậy lao vút vào xe tăng địch. "Một quầng lửa chớp sáng và một tiếng nổ vang dậy, đất đá tung lên, khói lửa mịt mờ. Đồng chí Nghiêm đã anh dũng hy sinh, hành động của liệt sĩ Nghiên lúc đó đã được anh em trong đơn vị suy tôn là anh hùng. Đồng chí Lý Đàm Nghiên là một trong những người đầu tiên dùng bom ba càng để đánh địch ở mặt trận Hà Nội", đại tá Mai Đắc Hiền cho biết.
 
Đau đáu con đường mang tên người anh hùng bom ba càng 3

Con đường này khi xưa từng được gọi là đường Lý Đàm Nghiên.

 
Niềm mong mỏi con đường mang tên Lý Đàm Nghiên
 
Được đồng đội tôn vinh anh hùng khi mới 21 tuổi. Tên tuổi anh hùng Lý Đàm Nghiên vẫn sống mãi trong lòng những người đồng đội năm xưa. Nhưng ít ai biết rằng, anh có một tuổi thơ đầy nhọc nhằn. Anh sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Lũng Kinh thuộc tỉnh Hà Đông xưa (nay là xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) nên bố mẹ Lý Đàm Nghiên phải đưa gia đình lên Ba Vì làm thuê cuốc mướn, kiếm sống qua ngày. Lao lực vì cơ cực nên bố mẹ anh sớm ra đi để lại ba chị em mồ côi thơ dại. Một người chị mất, còn một chị thì lưu lạc nơi xứ người, Lý Đàm Nghiên khi ấy mới 6 tuổi được người bác ruột ở quê lặn lội lên đón về nuôi. Đến năm 1946, thanh niên Lý Đàm Nghiên từ đội du kích của xã được bổ sung vào Đại đội 55, Tiểu đoàn 64, Trung đoàn 37 (Trung đoàn 66 sau này).
 
Những người thân, hàng xóm ở quê hương Lý Đàm Nghiên hôm nay đau đáu mang trong mình niềm mong mỏi ghi nhớ công ơn của người liệt sĩ trẻ. Năm 2000, liệt sĩ Lý Đàm Nghiên đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Lễ truy tặng đã được chính quyền huyện Hoài Đức, xã Đức Giang và toàn thể nhân dân Lũng Kinh tổ chức trọng thể. Ông Hoàng Tiến Huấn (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đức Giang) cho biết: "Trước đây, đoạn đường từ ngã tư Trạm Trôi đến ngã tư Sơn Đồng đã từng mang tên là đường Lý Đàm Nghiên. Sau đó, mới được đổi thành đường 422 như ngày nay. Năm 2002, khi tổ chức lễ truy tặng danh hiệu cho Anh hùng Lý Đàm Nghiên, lãnh đạo huyện đã đề cập đến vấn đề con đường mang tên Lý Đàm Nghiên kéo dài từ Trạm Trôi đến ngã tư Sơn Đồng. Nay chúng tôi đều mong mỏi con đường ấy được mang tên Lý Đàm Nghiên, như là cách ghi nhớ hành động anh hùng của liệt sĩ năm xưa". Vị Trung đội trưởng của liệt sĩ Lý Đàm Nghiên năm xưa- đại tá Mai Đắc Hiền cũng từng đề cập đến việc ủng hộ con đường mang tên Lý Đàm Nghiên ở quê hương anh.
 

66 năm đã trôi qua, nhân kỷ niệm 66 năm ngày toàn quốc kháng chiến (19/12) và 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), niềm mong mỏi có con đường mang tên Lý Đàm Nghiên - một trong những anh hùng đầu tiên ôm bom ba càng của mặt trận Hà Nội - ở quê hương anh, là mong ước chính đáng của người dân Lũng Kinh. Đó cũng là nén tâm nhang mà dân làng Lũng Kinh muốn gửi tới các chiến sĩ đã hy sinh trong những ngày mở đầu cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp của dân tộc.

Lã Xưa

baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
‘Nóng’ tình trạng học sinh mua hóa chất tự chế pháo nổ dịp Tết

‘Nóng’ tình trạng học sinh mua hóa chất tự chế pháo nổ dịp Tết

Pháp luật - 1 giờ trước

Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng công an trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc học sinh, thanh niên tự chế pháo nổ để sử dụng hoặc bán trái phép.

Điều tra vụ đập phá xe ô tô công nghệ ở TPHCM

Điều tra vụ đập phá xe ô tô công nghệ ở TPHCM

Thời sự - 2 giờ trước

Tài xế ô tô công nghệ trình báo bị một thanh niên dùng gạch đá đập phá ô tô, sau đó ném vào người anh.

Cháu bé khoảng 3 tháng tuổi bị bỏ rơi giữa trời rét buốt

Cháu bé khoảng 3 tháng tuổi bị bỏ rơi giữa trời rét buốt

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Cháu bé được phát hiện bỏ rơi trên đoạn đường vắng giữa tiết trời rét buốt với nhiều đồ đạc được chuẩn bị như quần áo, bình sữa pha sẵn.

Ba doanh nghiệp bị cấm thầu do gian dối hồ sơ

Ba doanh nghiệp bị cấm thầu do gian dối hồ sơ

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tham gia hồ sơ dự thầu, các đơn vị đã có hành vi gian lận, làm giả, thông tin sai lệch hồ sơ.

Nhiều người vẫn vi phạm nồng độ cồn, có trường hợp khoác ba lô 'bỏ về'

Nhiều người vẫn vi phạm nồng độ cồn, có trường hợp khoác ba lô 'bỏ về'

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Mức xử phạt về vi phạm nồng độ cồn bắt đầu từ năm 2025 tăng cao, tuy nhiên nhiều người tham gia giao thông ở Hà Nội vẫn cố tình vi phạm. Đáng nói, có trường hợp bỏ xe ra về, không chấp hành kiểm tra.

Tạm giữ hình sự kẻ đâm chết người tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Đắk Lắk

Tạm giữ hình sự kẻ đâm chết người tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Đắk Lắk

Pháp luật - 3 giờ trước

Nghĩ người khác có ý định hãm hại mình, người đàn ông đã uống rượu và đâm gục bạn cùng cai nghiện ma túy tại một cơ sở trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

‘Thợ săn tiền thưởng’ và nguy cơ trở thành kẻ vi phạm pháp luật

‘Thợ săn tiền thưởng’ và nguy cơ trở thành kẻ vi phạm pháp luật

Đời sống - 5 giờ trước

Quá trình ghi hình tìm kiếm người vi phạm giao thông nếu không cẩn trọng, những “thợ săn tiền thưởng” sẽ có nguy cơ trở thành kẻ vi phạm pháp luật.

Được vượt đèn đỏ ở trường hợp này, người dân ‘không lo’ bị phạt

Được vượt đèn đỏ ở trường hợp này, người dân ‘không lo’ bị phạt

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Nhiều người băn khoăn về các tình huống bất khả kháng buộc phải vượt đèn đỏ thì có bị xử phạt không? Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

Một trường đại học lớn tuyển sinh năm 2025 bắt buộc có môn Toán

Một trường đại học lớn tuyển sinh năm 2025 bắt buộc có môn Toán

Giáo dục - 7 giờ trước

Phương án tuyển sinh 2025 của Trường ĐH Tài chính Marketing quy định, tổ hợp môn bất kỳ xét tuyển vào trường bắt buộc có môn Toán.

Khoảnh khắc trụ bơm xăng bốc cháy ngùn ngụt sau pha lùi ‘tốc độ cao’ của xe ô tô

Khoảnh khắc trụ bơm xăng bốc cháy ngùn ngụt sau pha lùi ‘tốc độ cao’ của xe ô tô

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô màu trắng nhãn hiệu Mazda CX-5 trong khi lùi vào khu vực trạm xăng đã mất lái, tông đổ trụ bơm, gây cháy lớn.

Top