Dấu hiệu ban đầu ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi những tế bào bất thường phát triển trong tuyến tiền liệt, đôi khi xâm lấn sang những bộ phận khác như đốt sống thắt lưng thấp hay xương chậu gây đau lưng và vùng chậu. Ung thư lan đến gan gây đau bụng và vàng da, di căn đến phổi khiến bạn đau ngực và ho nhiều.
Bác sĩ Đinh Hữu Việt, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết khoảng 80% trường hợp bị ung thư tuyến tiền liệt là người dưới tuổi 80. Đây là bệnh phát triển chậm. Đa số đàn ông bệnh ở mức nhẹ có thể sống nhiều năm vì không có triệu chứng và ung thư không lan ra bộ phận khác, không đe dọa mạng sống. Bệnh ở mức nặng sẽ lây lan nhanh chóng, có thể tử vong.
Trong giai đoạn sau, triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:
Tiểu chậm, tiểu nhiều lần, cảm giác tiểu không hết
Khi đi tiểu, nước từ bàng quang đi qua tuyến tiền liệt vào niệu đạo rồi ra ngoài. Khi tuyến tiền liệt to lên, thường gọi là u xơ tuyến tiền liệt, khiến thay đổi tiểu tiện như dòng nước tiểu chậm, mót tiểu hơn, cảm giác bàng quang không hết nước hoàn toàn, bạn sẽ cảm thấy muốn tiểu ngay sau khi vừa mới đi.
Vì vậy, nam giới khi có những dấu hiệu bất thường về tiểu tiện cần đi khám để được chẩn đoán kịp thời.
Máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu
Đây là triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt. Máu không quá nhiều, một số trường hợp màu hơi hồng. Nếu không phải ung thư tuyến tiền liệt, hiện tượng này có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, hoặc các bệnh lây qua đường tình dục, cục máu đông hoặc viêm.
Đau tê xương sống và căng cơ
Theo Hội Ung thư Mỹ, đau hoặc cảm giác tức ở vùng chậu, thắt lưng và ngực, có thể là dấu hiệu ung thư đang lan đến xương. Bạn có cảm giác tê ở chân hoặc bàn chân, do ung thư chèn ép vào tủy sống. Triệu chứng này khá hiếm gặp, nhưng cũng không nên chủ quan.
Bác sĩ Việt cho biết ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nhóm người béo phì, ăn quá nhiều thịt hoặc thực phẩm giàu chất béo từ động vật. Những người quan hệ tình dục sớm, từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có nhiều đối tác tình dục, cũng tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm có nguy cơ cao là người có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt.
Để phòng tránh bệnh, nên tầm soát ung thư định kỳ mỗi năm một lần. Các thăm khám tầm soát tiền liệt tuyến bao gồm khám bằng tay và đo chất PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến). Tùy từng ca bệnh bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị riêng như phẫu thuật, xạ trị, điều trị bằng hormone. Các loại thuốc mới hiện được ứng dụng điều trị ung thư tuyến tiền liệt mang lại kết quả tốt.
Bạn cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cá hồi và bông cải xanh là hai thực phẩm rất tốt cho tuyến tiền liệt. Những loại quả mọng như dâu tây, việt quất, cam, quýt... cũng giúp bảo vệ tuyến tiền liệt; hạn chế thịt đỏ, sữa, cà phê, rượu. Nam giới cũng nên duy trì chế độ luyện tập thể dục đều đặn để cơ thể khỏe mạnh.
Theo VnExpress

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 16 phút trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 2 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 11 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 19 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.