Dấu hiệu bất thường trong luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục phải căn cứ vào đặc điểm của cơ thể, lượng vận động không nên quá lớn, cường độ không nên quá mạnh, tới mức rịn mồ hôi và hơi thấm mệt là được. Trong quá trình tập luyện, khi phát hiện các cảm giác khác thường sau đây thì nên dừng và kịp thời đi khám bác sĩ.
1. Váng đầu
Trong luyện tập, ngoại trừ lần đầu tiên tập quay tròn chắc chắn sẽ cảm thấy choáng váng đầu chóng mặt ra, nói chung không xuất hiện hiện tượng khó chịu này. Với người trung, cao tuổi, khi tập luyện cảm thấy choáng váng đầu, chóng mặt phải dừng ngay và đi khám sức khỏe, điều trị kịp thời, đặc biệt là phải kiểm tra kỹ hệ thống tim mạch và xương cần cổ.
2. Nhức đầu
Trong quá trình tập luyện hoặc sau khi kết thúc luyện tập đều không được hiện tượng nhức đầu. Khi xảy ra nhức đầu, phải ngừng ngay luyện tập, trọng điểm kiểm tra sau đó là hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu tim, não.
3. Thở hổn hển
Thở gấp, thở hổn hển khi vận động làn hiện tượng bình thường, tùy cường độ vận động mạnh hay yếu mà thở hổn hển ở mức độ khác nhau, ngồi nghỉ ngơi một lúc có thể lại sức hoàn toàn, đó là hiện tượng bình thường. Còn nếu vừa vận động, tuy động tác không mạnh mẽ đã hổn hển thở dốc, nghỉ rất lâu vẫn chưa bình phục là có vấn đề. Phải ngừng tập luyện, đi kiểm tra hệ thống tuần hoàn và hô hấp.
4. Khát nước
Sau khi vận động, miệng khô, cảm thấy khát nước. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng nếu uống rất nhiều nước vẫn cảm thấy khát, đi tiểu nhiều là bất bình thường. Cần phải đi kiểm tra chức năng nội tiết.
5. Đói
Sau vận động cảm thấy bụng đói cồn cào, thèm ăn, là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng ăn rất nhiều vẫn chưa “đã” và có khuynh hướng tăng, thì phải đi kiểm tra chức năng lá lách.
6. Chán ăn
Sau khi tập luyện mạnh, ngồi nghỉ ngơi một lúc lâu, có cảm giác thèm ăn là bình thường. Nhưng sau một thời gian lâu mà vẫn không thấy đói và tới bữa vẫn thờ ơ chán ăn thì phải đi kiểm tra chức năng hệ thống tiêu hóa.
7. Mệt mỏi
Sau khi tập luyện cảm thấy mệt mỏi là chuyện bình thường, nói chung ngồi nghỉ ngơi chừng 15 phút sẽ bình phục, khỏe khoắn trở lại, nhưng nếu thấy người rã rời cả ngày, thậm chí lâu hơn, thì phải xem lượng vận động đã hợp lý chưa, để giảm cho thích hợp. Nếu chuyển sang vận động nhẹ và với thời gian ngắn vẫn luôn cảm thấy mệt mỏi, thì phải đi kiểm tra gan và hệ thống tuần hoàn.
8. Đau nhức
Mới bắt đầu tập luyện hoặc đã tập luyện quen nhưng nghỉ một thời gian dài mới vận động trở lại, hoặc thay đổi nội dung tập luyện, đều có thể dẫn tới đau nhức phần cơ bắp nào đó, là thuộc hiện tượng bình thường. Và tuy đau nhức nhưng không gây trở ngại lớn cho chức năng vận động. Nhưng nếu đau nhức khớp hoặc các bộ phận chung quanh và gây trở ngại lớn cho vận động của các khớp xương, thì phải ngừng luyện tập và đi khám chức năng, bệnh tật phần khớp xương.
Theo Tri Thức Trẻ

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 1 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 1 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 6 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 9 giờ trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 10 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.