Loại rau mùa xuân giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Rau cần có chỉ số đường huyết thấp, là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung vào khẩu phần ăn hàng tuần.
Người bệnh tiểu đường ăn rau cần ta có tốt không?
Rau cần ta (cần nước) có vị ngon ngọt và có hương thơm đặc trưng được nhiều người yêu thích. Rau cần giàu chất xơ, canxi, protein, photpho, người bệnh tiểu đường có thể ăn được rau cần và không gây nhiều tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu.

Ảnh minh họa
Theo một số nghiên cứu, rau cần có chỉ số đường huyết là 15, tải lượng đường là 0,3. Đây là loại rau có mức độ gây tăng đường huyết thấp, có thể giúp giảm lượng đường trong máu và thúc đẩy giải phóng insulin cho người bệnh tiểu đường. Trong đó, tế bào alpha có nhiệm vụ sản xuất ra glucagon (hormon được tiết ra từ tuyến tụy cùng với insulin giúp cân bằng đường huyết), tế bào beta là nơi tổng hợp và tiết ra insulin. Khi người bệnh ăn rau cần những tế bào beta sẽ kích thích giải phóng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu cân bằng.
Lợi ích của rau cần với người bệnh tiểu đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau cần ngoài khả năng kích thích sự tổng hợp và tiết ra insulin giúp cân bằng đường huyết, khi người bệnh tiểu đường ăn rau cần còn có nhiều công dụng như:
Giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Rau cần giàu chất xơ, hàm lượng chất xơ chiếm tỷ lệ cao nhất. Khi người bệnh tiểu đường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ giúp kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn để làm giảm tốc độ đường trong thức ăn đi vào máu.
Giúp người bệnh tiểu đường tăng đề kháng
Hợp chất Flavonoid chiết xuất từ rau cần nước có công dụng hỗ trợ miễn dịch tế bào, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Từ đó, người bệnh sẽ có một sức khỏe tốt để điều trị bệnh hiệu quả.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Rau cần ta là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ sẽ làm giảm sự hấp thu chất béo, giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ảnh minh họa
5 nhóm người nên hạn chế ăn rau cần
Người bị huyết áp thấp: Rau cần là thực phẩm có tính thanh nhiệt, làm mát cơ thể và hạ huyết áp. Điều này rất có lợi với người bị huyết áp cao, nhưng lại không nên sử dụng với người huyết áp thấp vì có thể khiến huyết áp tụt thấp, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Người bị tiêu chảy, lạnh bụng: Vì rau cần có tính hàn nên có thể gây lạnh bụng. Do đó, những người có hệ tiêu hóa kém hay bị tiêu chảy, lạnh bụng nên hạn chế ăn.
Bà bầu có đường huyết thấp: Rau cần có tính thanh nhiệt, hạ đường huyết. Chính vì vậy, các bà bầu có đường huyết thấp nên hạn chế ăn rau cần. Bên cạnh đó, việc ăn rau cần quá 500g mỗi lần có thể gây nguy cơ co thắt tử cung và gây sảy thai.
Người bị nhiễm giun sán: Vì rau cần dễ bị nhiễm trứng giun sán do trồng ở các vùng như ao, ruộng. Do đó những người bị nhiễm giun sán không nên ăn vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Người bị vảy nến: Chất Arachidon trong rau cần có thể gây kích ứng da. Vì vậy, những người bị vảy nến hay mắc bệnh da liễu cần hạn chế ăn rau cần để tránh những triệu chứng đáng ngại .
Lưu ý: Rau cần có tính hàn, vì vậy người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, khoảng 100 – 200g/ngày để tránh bị lạnh bụng.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 37 phút trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Làm thế nào để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcChất xơ giúp cho tiêu hóa tốt, giảm cholesterol và bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. Vậy làm thế nào để tăng cường lượng chất xơ hấp thụ?

Loại quả có vỏ được ví như “da rắn”, ăn vào lại bổ đủ đường, ở chợ Việt cũng có
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcQuả mây là một loại trái cây nhiệt đới độc đáo, được yêu thích bởi hương vị chua ngọt đặc trưng và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Mặc dù có vẻ ngoài xù xì, gai góc, nhưng bên trong quả mây lại ẩn chứa một kho tàng dưỡng chất quý giá, mang đến nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe.

Dùng thuốc điều trị sởi và viêm não do bệnh sởi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViêm não là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh sởi. Tình trạng này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài.

Người đàn ông bị liệt chỉ sau một đêm, bác sĩ cảnh báo 'sát thủ thầm lặng'
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcÔng Tề cảm thấy đau âm ỉ ở vùng ngực và lưng, nhưng nghĩ rằng đó chỉ là đau cơ lưng thông thường nên không để ý. Tới một ngày, ông phát hiện đôi chân bị liệt, không thể đứng dậy.

Thanh niên 19 tuổi phát hiện mắc hội chứng tim mạch gây đột tử khi khám sức khỏe đi du học
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lần đi khám sức khỏe tổng quát chuẩn bị đi du học, nam thanh niên 19 tuổi tình cờ phát hiện mắc Brugada, một hội chứng di truyền hiếm gặp gây nguy cơ đột tử ở người trẻ.

Nam sinh viên hoảng hốt khi sờ thấy 'sợi dây lạ' ở vùng kín
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNam thanh niên 21 tuổi thỉnh thoảng bị đau tinh hoàn nhưng ngại đi khám, đến khi anh vô tình sờ thấy "sợi dây lạ" đã vội vàng vào bệnh viện cầu cứu bác sĩ.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...