Dấu hiệu gan bị nhiễm độc, cần thanh lọc ngay
Bụng chướng, vàng da hoặc mắt, mệt mỏi, dễ bị bầm tím là một số dấu hiệu có thể cảnh báo gan của bạn đang bị nhiễm độc không nên phớt lờ.

Vàng da hoặc mắt: Khi gan bị tổn thương, da và/hoặc lòng trắng mắt có thể trông có màu vàng, theo Webmd. Điều này xảy ra khi có quá nhiều chất màu vàng từ tế bào hồng cầu được gọi là bilirubin tích tụ. Thông thường, gan của bạn sẽ loại bỏ bilirubin ra ngoài. Nhưng gan bị tổn thương không thể loại bỏ kịp nên mức độ bilirubin sẽ tăng lên. Ảnh: Shutterstock.

Ngứa da: Nếu có vấn đề về gan kéo dài, bạn có thể cảm thấy ngứa. Điều này xảy ra ngay cả khi bạn không bị phát ban hay bất cứ thứ gì trên da. Cơn ngứa có thể khiến bạn khó làm mọi việc như ngủ. Cơn ngứa không giảm ngay cả khi bạn gãi. Ảnh: Medonet.

Bụng chướng: Gan có vấn đề có thể chặn lưu lượng máu đến gan và làm tăng áp lực trong các mạch máu xung quanh nó. Điều này làm cho chất lỏng thấm ra ngoài và tích tụ trong bụng, gây sưng, chướng, rốn lồi ra. Ngoài ra, chân và mắt cá chân cũng sưng lên do chất lỏng tích tụ. Ảnh: Shutterstock.

Phân nhạt và nước tiểu sẫm màu: Gan của bạn là lý do khiến phân có màu nâu bình thường. Màu nâu đến từ muối mật do gan tạo ra. Nếu cơ quan này không tạo ra mật bình thường hoặc nếu dòng máu từ gan bị tắc, chất thải sẽ có màu nhạt như màu đất sét. Hiện tượng này thường xảy ra cùng với triệu chứng vàng da. Lượng bilirubin dư thừa khiến da bạn có màu vàng cũng có thể khiến nước tiểu sẫm màu bất thường. Ảnh: Bestlife.

Mệt mỏi và bối rối: Nhiều người mắc bệnh gan phải chịu đựng tình trạng mệt mỏi kéo dài. Điều này có thể xảy ra do chất độc tích tụ khi gan không thể loại bỏ chúng như bình thường. Sự tích tụ chất độc trong cơ thể và máu cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng não. Bạn có thể cảm thấy bối rối hoặc khó tập trung, hay quên. Ảnh: Istockphoto.

Buồn nôn và ói mửa: Bạn có thể cảm thấy khó chịu ở dạ dày nếu có vấn đề về gan. Khi bệnh và tổn thương gan tiếp diễn, nồng độ độc tố tăng cao khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Buồn nôn kéo dài hoặc nôn mửa thường xuyên là dấu hiệu của các vấn đề về gan. Nếu tiến triển thành suy gan, bạn cũng có thể có máu trong chất nôn hoặc phân. Ảnh: Shutterstock.

Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu: Nếu gan không hoạt động hiệu quả, bạn có thể nhận thấy mình dễ bị bầm tím hơn. Một vết xước hoặc chảy máu cam cũng khó dừng lại nhanh. Mặc dù những người mắc bệnh gan tiến triển dễ bị chảy máu, họ cũng có nhiều khả năng bị đông máu hơn. Ảnh: Menshealth.

Lòng bàn tay đỏ và giãn tĩnh mạch "mạng nhện": Những vết đỏ từ mạch máu dưới da trông giống như mạng nhện. Chúng thường xảy ra ở má, mũi và cổ. Nghiên cứu ở những người nghiện rượu cho thấy đây là dấu hiệu rõ ràng của các vấn đề về gan. Những người bị giãn tĩnh mạch "mạng nhện" cũng thường bị đỏ lòng bàn tay (ban đỏ lòng bàn tay). Lòng bàn tay đỏ lấm tấm là triệu chứng khác của bệnh gan tiến triển. Ảnh: Verywellhealth.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.