Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu nhận biết các giai đoạn và mức độ nguy hiểm của bệnh gout

Thứ hai, 08:09 08/01/2024 | Bệnh thường gặp

Gout là bệnh viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, làm lắng đọng các tinh thể muối urat natri gây các cơn viêm khớp cấp. Bệnh gout ở nam giới mắc nhiều hơn so với phụ nữ, nhất là nam giới có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.

Tuy nhiên hiện nay bệnh gout có dấu hiệu trẻ hóa, bệnh có thể xảy ra ở những người trẻ có độ tuổi 30.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Gout thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, những đợt viêm khớp cấp bàn ngón chân đáp ứng nhanh với điều trị thuốc kháng viêm nhưng thường tái phát là đặc trưng của bệnh.

Bệnh gout do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân tăng acid uric máu và gút nguyên phát chiếm 90%. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tăng acid uric chưa rõ nguyên nhân, có thể do bẩm sinh, khiếm khuyết về di truyền kết hợp với một số yếu tố khác. Tuy nhiên chế độ ăn uống chứa nhiều purin như lòng đỏ trứng, gan, cua, tôm, thận, thịt đỏ, rượu bia… được đánh giá là những yếu tố có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bên cạnh đó bệnh gout có nguyên nhân do tăng acid uric máu và gout thứ phát chỉ chiếm 10%, chủ yếu là do giảm khả năng đào thải acid uric trong suy thận . Những bệnh về máu, dùng thuốc lợi tiểu (thiazid, acetazolamid, furosemid…) và thuốc ức chế tế bào, sử dụng thuốc kháng lao (pyrazinamid, ethambutol…).

Ngoài ra, những bệnh nhân bị béo phì, cao huyết áp , đái tháo đường, rối loạn lipid máu dễ bị gout và ngược lại bệnh nhân gout rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.

Dấu hiệu nhận biết các giai đoạn và mức độ nguy hiểm của bệnh gout- Ảnh 1.

Biểu hiện của bệnh gout qua các giai đoạn.

Biểu hiện các giai đoạn bệnh gout

Bệnh gout có thể chia ra làm các giai đoạn sau

Ở giai đoạn 1: Gout không có triệu chứng, nếu xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu tăng trên 7mg%.

Ở giai đoạn 2: Gout cấp tính với các triệu chứng thường xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ vào ban đêm, khi thời tiết lạnh hoặc sau khi uống rượu bia. Bệnh gây đau dữ dội, đỏ và sưng khớp, phổ biến nhất là ở ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân hoặc đầu gối, nhưng cũng có thể bắt đầu ở các khớp khác. Các cơn gout cấp thường đáp ứng nhanh với các thuốc kháng viêm.

Ở giai đoạn 3: Được gọi là giai đoạn đau khoảng cách, tại thời điểm này các triệu chứng sẽ không xuất hiện giữa 2 đợt đau, cho nên bệnh nhân không chú ý đến diễn tiến bệnh, không tuân thủ điều trị theo phát đồ, bệnh diễn tiến nặng dần có nhiều biến chứng.

Giai đoạn 4: Nghĩa là giai đoạn gout mạn tính. Người bệnh sẽ bắt đầu bị đau khớp vì bệnh gout. Nó là kết quả của việc nhiều năm không điều trị đúng cách. Các tổn thương khớp bắt đầu phát triển mạnh, Việc trì hoãn điều trị, sẽ làm cho bệnh gout trở nên tồi tệ hơn và có nhiều biến chứng nặng

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Bệnh gout nếu không được điều trị đúng thì sẽ tiến triển âm thầm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:

Tổn thương khớp: Trong trường hợp bệnh nhân không tuân thủ điều trị bệnh gout, các khớp đang sưng viêm có thể bị tổn thương xương khớp vĩnh viễn.

U cục tophi: Tình trạng này được đặc trưng bởi quá trình tích tụ tinh thể dưới da. Những khối u cục thường xuất hiện xung quanh ngón chân, tai, ngón tay, khuỷu tay và đầu gối…có thể tự vỡ ra và bị bội nhiễm kéo dài.

Sỏi thận: Nếu bệnh gout không được điều trị đúng cách, những tinh thể acid uric đã hình thành không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn nhanh chóng tích tụ trong thận và dẫn đến bệnh sỏi thận.

Suy thận mạn: Biến chứng nặng phải chạy thận nhân tạo.

BỆNH GÚT: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ

Thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy quá trình hình thành bệnh gout.

Cần làm gì khi mắc gout?

Bệnh nhân bị gout tùy giai đoạn bệnh sẽ được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, sử dụng thuốc (điều trị nội khoa), phẫu thuật (điều trị ngoại khoa).

Điều trị bệnh gout nội khoa là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân. Thông thường việc sử dụng thuốc được chỉ định kèm chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Nếu tăng acid uric máu không triệu chứng thì bệnh nhân gout không cần dùng thuốc, chủ yếu thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Có thể điều trị thuốc hạ acid uric máu cho bệnh nhân khi acid uric máu trên 9mg%.

Điều trị ngoại khoa là sử dụng phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi sẽ được áp dụng cho trường hợp bội nhiễm hạt tophi. Hạt tophi xuất hiện với kích thước lớn, giảm tính thẩm mỹ hoặc làm ảnh hưởng đến vận động và những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Tóm lại: Bệnh gout là vấn đề thường gặp, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mắc bệnh gout là do chế độ ăn uống sai lầm: Ăn nhiều phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa nhiều acid uric, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản… Uống nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric máu, làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn gout cấp, gây sỏi thận.

Vì vậy, cần phòng bệnh bằng cách có một chế độ ăn hợp lý như: cần ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, cà chua, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho… các loại ngũ cốc, trứng, sữa…Bệnh nhân gout cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh bị stress căng thẳng thần kinh.

Ngoài ra, cần thăm khám và điều trị tốt những bệnh lý kèm theo được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút thứ phát như các bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu…), suy thận.


BS. Nguyễn Văn Bàng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Lá nếp được ghi nhận có công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chiết xuất hóa học từ lá nếp chứa nhiều hợp chất phenol và có tác dụng hạ đường huyết...

Người đàn ông bị đột quỵ xuất huyết não trong đêm thừa nhận thường xuyên làm việc này

Người đàn ông bị đột quỵ xuất huyết não trong đêm thừa nhận thường xuyên làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ trong đêm thừa nhận thường xuyên thức khuya để hoàn thành công việc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng rất thích ăn đồ chiên rán. Bác sĩ cho biết, 2 thói quen này chính là nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác

6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường

Loại quả ăn sống hay nấu chín đều ngon ngọt, người bệnh thận, bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả ăn sống hay nấu chín đều ngon ngọt, người bệnh thận, bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Ăn lê thường xuyên giúp giúp dưỡng thận khỏe mạnh, cải thiện độ nhạy của insulin, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả.

8 bài tập đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

8 bài tập đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Để tăng cường sức khỏe của gan, hãy kết hợp tập thể dục với chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh…

Người đàn ông ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường từ 3 dấu hiệu quen thuộc này

Người đàn ông ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường từ 3 dấu hiệu quen thuộc này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 66 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường nhờ dấu hiệu bất thường như sụt cân, háo nước, tiểu nhiều...

13 loại thực phẩm giàu calo giúp cải thiện cân nặng

13 loại thực phẩm giàu calo giúp cải thiện cân nặng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Bằng cách nắm bắt tính linh hoạt của thực phẩm giàu calo và đưa ra quyết định sáng suốt, mọi người có thể hưởng lợi từ sức mạnh của các thực phẩm giàu năng lượng này để hỗ trợ các mục tiêu cân nặng và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, ổn định huyết áp

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, ổn định huyết áp

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Cỏ mần trầu là một loài cây thuộc họ lúa, rất dễ tìm kiếm, thường mọc lẫn vào nhau với cỏ dại nhưng lại mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.

5 người trong gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên ăn món ăn này

5 người trong gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên ăn món ăn này

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Gia đình có 5 người mắc bệnh tiểu đường tiết lộ họ thường xuyên ăn cơm rang và mì xào kèm tương ớt và nước tương mà không cần món phụ nào khác.

Tăng cân nhanh là biểu hiện của những bệnh gì?

Tăng cân nhanh là biểu hiện của những bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Việc tăng cân đột ngột, không rõ nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho sức khoẻ như các bệnh về đường hô hấp, xương khớp, huyết áp...

Top