Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau khắp người sau buổi tẩm quất xả hơi, vì sao?

Thứ bảy, 16:35 05/06/2021 | Sống khỏe

TS Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc BV Tuệ Tĩnh, Hà Nội chia sẻ, trước đó ông thường xuyên gặp các bệnh nhân vào viện vì đau nhức khắp người chỉ vì sau 1 buổi đi tẩm quất, xoa bóp.

Trường hợp của anh Cao Vũ Đ. 28 tuổi, quê ở Hà Nam, hiện đang công tác tại Hà Nội là một ví dụ. Tháng trước, anh Đ. cùng bạn bè đi tẩm quất sau 1 tuần làm việc căng thẳng.

Tuy nhiên, sau lần tẩm quất đó về, anh Đ. đau nhừ khắp người, nhất là vùng vai gáy. Đau đến nỗi không nhấc nổi cánh tay. Sau 3 ngày tình trạng này vẫn không đỡ nên đã vào bệnh viện kiểm tra.

Sau khi kiểm tra xong, bác sĩ cho biết anh bị chấn thương khớp vai có thể trong quá trình tẩm quất, nhân viên không có kinh nghiệm nên đã làm ảnh hưởng tới vùng khớp của anh.

Hay như trường hợp của bà Nguyễn Thị Bình, 57 tuổi ở Hà Đông (Hà Nội), bị gãy xương vì tẩm quất. Bà Bình bị mệt mỏi và đau nhức sau 1 trận cảm cúm nên bà rủ mấy người bạn đi xông hơi tẩm quất.

Tuy nhiên, sau buổi tẩm quất xoa bóp giãn cơ, kéo khớp. Kết quả bà Bình bị đau nhói vùng xương bả vai. Thấy khác thường nên bà Bình vội vàng đến cơ sở y tế kiểm tra. Kết quả chụp Xquang, bác sĩ cho biết bà bị gãy xương bả vai do tác động chấn thương của tẩm quất.

Đau khắp người sau buổi tẩm quất xả hơi, vì sao? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo TS Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó Giám đốc BV Tuệ Tĩnh, Hà Nội, nền y học phương Đông có các biện pháp vật lý trị liệu bằng các bài tẩm quất, massager, bấm huyệt. Tuy nhiên, hiện nay, tại các cơ sở tẩm quất, nhiều nhân viên không có kỹ thuật, không có chứng chỉ hành nghề, chỉ học qua và truyền nhau kinh nghiệm dẫn tới nhiều khách đi tẩm quất bị chấn thương.

TS Hoàng cho rằng, người thực hiện tẩm quất cũng phải cần hiểu biết y khoa, biết các điểm huyệt, các khớp, các vùng kỹ thuật thực hiện như thế nào.

Trong khi đó, hiện nay, nhiều trung tâm tẩm quất thường quảng cáo làm theo phương thức gia truyền nhưng TS Hoàng cho biết rất khó biết gia truyền là như thế nào.

Còn lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, tẩm quất, xoa bóp, đó là những thủ thuật xoa nắn các mô của cơ thể một cách có khoa học và hệ thống, chủ yếu tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ và trên hệ tuần hoàn tổng thể.

Các kỹ thuật này có thể do kích thích các cơ quan cảm thụ ngoại biên trong da, sau đó dẫn truyền các xung động qua tủy sống lên não và tạo ra cảm giác thích thú và thư giãn, giảm thiểu tình trạng căng thẳng tinh thần.

Ngoài ra, nó cũng giúp sự hồi lưu của tuần hoàn máu và bạch huyết cũng như tạo cử động của cơ, và có hiệu quả kéo dài sự kết dính giữa các cơ và di chuyển các chất dịch bị tích tụ. Nếu những người mệt mỏi, đau nhức xương khớp tẩm quất, massager đúng sẽ rất hiệu quả.

Nếu lạm dụng và tới các cơ sở không đúng chuyên môn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lương y Minh cho biết, thông thường tẩm quất trị liệu có thể 1 – 2 lần đầu sẽ đau cũng giống như người bất ngờ vật động, đau do căng cơ nhưng thực hiện 3,4 lần sẽ quen dần và không đau nữa. Còn trường hợp đau nhức, đau nhừ tử lâu khỏi thì đó là do chấn thương khi tẩm quất.

Theo Lương y Minh, mỗi người có một bệnh lý khác nhau, phải chú ý đến tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng người khi tác động đến các cơ, xương, khớp, đặc biệt là khi tác động đến cột sống có tiết đoạn thần kinh như đốt sống lưng, cổ. Tốt nhất, khi thực hiện tẩm quất cần chọn cơ sở vật lý trị liệu đúng chuyên môn.

Khi thực hiện tẩm quất, tốt nhất không nên để nhân viên thực hiện các hành động giẫm chân lên lưng vì có thể dẫn đến giãn dây chằng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hay chấn thương cột sống.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 17 phút trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Top