Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đầu năm, người dân đi lễ chùa như một phong trào?

Thứ năm, 11:00 14/02/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Đi lễ đầu năm là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt từ bao đời nay. Tuy nhiên, ngay những ngày đầu xuân, những hình ảnh biển người chen lấn, xô đẩy nơi cửa Phật đã làm cho nét đẹp vốn có ấy đang dần bị phai nhạt…


Người dân dâng lễ tại động Hương Tích, chùa Hương.

Người dân dâng lễ tại động Hương Tích, chùa Hương.

Đi chùa như một phong trào

Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) bày tỏ, nhiều năm gần đây, việc lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này.

“Phật giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp”, ông Vĩ nói.

Vị chuyên gia này phân tích, đi chùa có năm cái: Thứ nhất là lễ bái (thân, tâm, khẩu phải trang nghiêm); Thứ hai là cúng dường (mình bỏ tiền công đức giúp đỡ chùa. Vấn đề này tùy tâm, tùy hoàn cảnh chứ không đánh giá cái tâm qua ít nhiều); Thứ ba là giác ngộ (sám hối, hướng đến chân lý cơ bản); Thứ tư là cầu may (hiểu đơn giản đó là ngũ công đức mình cầu cho kiếp sau: Hình tướng đẹp, giọng nói hay, nhiều của cải, sinh ra ở nơi cao sang và lúc mất được lên với trời); Thứ năm là du ngoạn (đến chùa để giải trí, thanh tịnh, thoải mái tâm hồn).

Chính vì vậy, không phải cứ cầu cúng thật nhiều tiền vàng thì sẽ nhận lại được nhiều như thế. Giá trị vật chất không tồn tại trong các không gian linh thiêng. Kể cả chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…

Trong khi đó, chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Sơn bày tỏ: “Tôi cho rằng cần uốn nắn lại văn hóa đi lễ chùa, bởi hiện nay tôi thấy mọi người thường hay a dua, hay chạy theo hiệu ứng đám đông. Một thực trạng đáng buồn là nhiều người đi chùa nhưng lại không hiểu về sự tích ngôi chùa đó, về sự linh thiêng nơi mình đang đến, về tôn tượng những vị phật mà mình chắp tay cúi lạy… Phật tại tâm, chân tâm là Phật. Phật tại chính trong lòng mình, không phải đi đâu cả, không phải cứ lên chùa hô to tôi niệm Phật mới là Phật đâu, mà chính con người ta phải hướng đến cái tâm của mình, cái tâm thiện, cái tâm trong sạch thì đấy mới là Phật. Còn cứ lên chùa mà cái tâm không sáng thì chẳng Phật nào chứng giám cho cả”.

“Hối lộ” thần linh thì tội lỗi về mặt tâm linh sẽ lớn hơn rất nhiều


Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp cúng sao giải hạn, người dân Thủ đô lại ùn ùn kéo nhau tới chùa Phúc Khánh làm lễ.     Ảnh: T.Đ

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp cúng sao giải hạn, người dân Thủ đô lại ùn ùn kéo nhau tới chùa Phúc Khánh làm lễ. Ảnh: T.Đ

Tối mùng 8 Tết vừa qua, tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) đã phải đóng cửa và phối hợp với lực lượng chức năng ổn định trật tự và chỗ ngồi cho người dân phía bên ngoài chùa vì quá đông người đến ghi danh sách cúng sao giải hạn.

Nhiều người quan niệm rằng, bất kỳ ai trong năm cũng có 1 ngôi sao chiếu bản mệnh của mình, chính vì thế nếu năm nào có một ngôi sao xấu chiếu như sao Thái Bạch, sao Kế Đô, sao La Hầu... thì sẽ chuẩn bị lễ vật cúng sao giải hạn, làm lễ khóa sao. Tại Hà Nội, người ta chủ yếu tập trung tại chùa Phúc Khánh – ngôi chùa được cho là linh thiêng nhất trong việc cúng sao giải hạn. Danh sách những người cúng sao sẽ được ghi ra một tờ giấy. Sau khi ghi xong, người cúng sao giải hạn sẽ nộp cho nhà chùa từ 200.000 - 300.000 đồng/người, ai cúng nhiều lần thì số tiền bỏ ra càng nhiều.

Nhiều trường hợp người cúng sao đã chi hàng trăm triệu để lập đàn, bất chấp nguy hiểm tràn ra lòng đường, thậm chí đốt cả đống to vàng mã mong hóa giải vận hạn khi lỡ vướng vào sao xấu, hoặc nhằm cầu nguyện một năm mới được nhiều điều như thỉnh cầu.

Bàn về việc dâng sao giải hạn đầu năm, GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo khẳng định: Việc dâng sao giải hạn không phải là vấn đề thuộc về tín ngưỡng, đây chỉ là hình thức để con người trốn tránh những tai họa do chính mình gây nên. Nhiều người cứ quan niệm chi càng nhiều tiền, càng nhiều lễ vật thì càng dễ dàng thoát khỏi vận hạn trong năm đó. Tuy nhiên đó là quan niệm sai lầm vì chẳng lẽ người giàu càng tới nhiều chùa thì lại càng có nhiều phúc hơn hay sao?

“Cái hạn, cái không may là điều tự nhiên. Con người có lúc yếu lúc khỏe, cũng là thời vận. Khi có thể hãy làm điều thiện, điều nghĩa. Đừng nghe lời mê tín, bày vẽ, cúng bái tốn kém mà lại không đi đến đâu, rồi đánh mất đức tin. Giống như con người sinh ra ai cũng có lúc khỏe lúc yếu vì đó là thời vận. Nhưng vạn vật vẫn sẽ có nhân quả, chỉ cần chúng ta sống có ích không gây điều ác thì những lúc thời vận xấu sẽ không ảnh hưởng quá lớn. Không có gì tốt hơn là tự tu thân, dùng trí tuệ để nhìn nhận mọi sự, mọi việc, tránh những hành động sai trái, rồi đi “hối lộ” thần linh, “đặt cược” với thần linh, như vậy thì tội lỗi về mặt tâm linh sẽ lớn hơn rất nhiều”, GS Trần Lâm Biền phân tích.

Lý giải về việc các chùa tổ chức lễ dâng sao giải hạn, TS Nguyễn Văn Vịnh - người nghiên cứu về các vấn đề phong thủy cho rằng một số chùa hoằng pháp muốn nhiều người tham gia nên đã tổ chức dâng sao giải hạn. Điều này đánh trúng tâm lý bất an của con người trong xã hội hiện tại với nhiều xô bồ, rủi ro. Việc người dân tràn ra đường cạnh các đình chùa tổ chức dâng sao giải hạn cũng là một biểu hiện của thiếu nhận thức dẫn tới cuồng tín.

TS Nguyễn Văn Vịnh nói: “Một nghi lễ có thể giải hạn cùng lúc cho hàng ngàn người là không đúng. Vì, theo Kinh Dịch, không phải sao nào cũng tốt và không phải sao nào cũng xấu. Việc xấu tốt của các sao còn do mệnh của từng người. Ví như sao Thái Bạch mọi người mặc định là xấu. Nhưng, với người mệnh Kim, sao Thái Bạch là tốt”.

Muốn nhiều tài lộc phải hướng hành vi của bản thân vào thực tế

PGS.TS Phạm Ngọc Trung, chuyên gia văn hóa nhấn mạnh: “Theo quan niệm của người Việt Nam, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, trong dịp đầu xuân năm mới, có thể đến một ngôi chùa gần nhà, thắp nén hương, cầu cho tinh thần thoải mái, thanh tịnh, không câu nệ về mặt nghi lễ, không phải quan trọng mâm cao cỗ đầy, tốn kém tiền bạc hay là hóa mã vàng bạc quá nhiều. Nhiều khi đi chùa chỉ là vấn đề tâm linh chứ không nên a dua theo những người hành nghề mê tín, nghe theo họ tung tin bịp bợm không hay. Nhiều người cho rằng cứ đi cúng lễ nhiều thì sẽ được nhiều tài nhiều lộc, nhưng không đúng với thực tế, muốn nhiều tài lộc thì phải hướng suy nghĩ, hành vi của bản thân vào thực tế, tập trung học tập, rèn luyện, tu dưỡng, hoạt động kinh tế, có tâm có đức. Những người đi cầu đi cúng nhưng khi triển khai công việc vẫn gian tham, bịp bợm thì cũng sẽ gặp những điều không tốt”.

Sợ sao xấu, biển người tràn ra đường giải hạn ở chùa Phúc Khánh Sợ sao xấu, biển người tràn ra đường giải hạn ở chùa Phúc Khánh

Tối qua, hàng nghìn người ngồi tràn ra đường Tây Sơn (Hà Nội) giải hạn sao La Hầu tại chùa Phúc Khánh.

Nhật Tân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 23 phút trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 24 phút trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 26 phút trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 1 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 2 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Top