Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ từng có tiền sử tăng huyết áp nhưng điều trị không thường xuyên. Trước khi bị đột quỵ, người bệnh có dấu hiệu đột ngột đau đầu dữ dội, choáng váng, buồn nôn...
Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, chỉ trong 3 ngày, các bác sĩ nơi đây đã tiếp nhận liên tiếp 12 ca đột quỵ, trong đó có 7 ca phình mạch não và 5 ca nhồi máu não, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí có trường hợp còn rất trẻ.
Ca đột quỵ gần nhất phải kể đến trường hợp của bà N.T.B (70 tuổi) ở Cửa Ông, Cẩm Phả có tiền sử tăng huyết áp điều trị không thường xuyên. Bà B. ở nhà đột ngột đau đầu dữ dội, choáng váng, buồn nôn. Cấp cứu tại bệnh viện tuyến dưới với huyết áp lên tới 230/110 mmHg, bệnh nhân được nhanh chóng xử trí hạ áp và chụp cắt lớp xác định bị xuất huyết dưới nhện, tràn máu não thất, có thể đột tử bất cứ lúc nào nếu không được xử trí kịp thời. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Chỉ trong 3 ngày, các bác sĩ BVĐK Quảng Ninh đã tiếp nhận liên tiếp 12 ca đột quỵ. Ảnh: BVCC
Tại đây, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ chỉ định chụp mạch não, kết quả cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch cảnh trong phải. Nếu không kiểm soát tốt, máu có thể tiếp tục tràn vào khoang dưới nhện, gây suy giảm ý thức, hôn mê sâu.
Nhận định là ca cấp cứu tối khẩn, hội chẩn đa chuyên khoa Hồi sức tích cực, phẫu thuật thần kinh, chẩn đoán hình ảnh quyết định can thiệp nút mạch cầm máu khối phình bị vỡ nhằm ổn định tình trạng xuất huyết và tránh nguy cơ tái xuất huyết cho người bệnh. Sau vài ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, hồi phục sức khỏe tốt, đi lại được sau can thiệp, không bị di chứng thần kinh.
Theo thông tin từ BVĐK tỉnh Quảng Ninh, chỉ trong 3 ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn tiếp nhận 6 ca phình mạch não và 5 ca nhồi máu não khác. Đánh giá tình trạng này, bác sĩ CKII Ngô Quang Chức, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết: "Số ca tai biến mạch máu não tăng đột biến, chỉ trong 3 ngày mà có tới 12 trường hợp, trong đó bệnh nhân trẻ nhất là 41 tuổi bị xuất huyết não nặng nề.
Có những trường hợp phình mạch não may mắn phát hiện được chúng tôi can thiệp nút mạch kịp thời, xuất viện sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, có không ít các ca nhập viện muộn, chậm trễ nên việc điều trị phục hồi rất chậm, để lại di chứng thần kinh – vận động, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống về sau, thậm chí tử vong ngay khi đến viện. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân đột quỵ".
Dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ
Đột quỵ có thể xảy ra một cách đột ngột nhưng thường có những dấu hiệu cảnh báo mà người bệnh và gia đình có thể nhận biết sớm. Trong đó, nguyên tắc FAST là cách dễ nhớ để phát hiện sớm các triệu chứng:

Ảnh minh họa
F (Face – Khuôn mặt): Méo miệng, liệt mặt
A (Arm – Tay): Yếu hoặc liệt nửa người
S (Speech – Lời nói): Nói ngọng, nói khó.
T (Time – Thời gian): Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế có đủ phương tiện chẩn đoán, cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt bởi "thời gian là não".
Bác sĩ khuyến cáo, khi có dấu hiệu bị đột quỵ cần được đưa đến viện càng sớm càng tốt. Không nên mất thời gian chờ người bệnh tự phục hồi hay sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng để điều trị tại nhà, bởi điều đó vô tình kéo dài thời gian và đánh mất cơ hội sống của chính người bệnh.
Đối với trường hợp phình mạch não, có thể thực hiện tầm soát sớm bằng chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính mạch máu não, sẽ giúp phát hiện sớm những túi phình mạch não chưa vỡ, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào tốt nhất?
Phòng bệnh đột quỵ não tốt nhất bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ bằng việc kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, mỡ máu; xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh; không lạm dụng bia rượu, không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích; tập luyện thể dục hàng ngày, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài.
Với những người không có yếu tố nguy cơ cần chú ý tiền sử gia đình có người mắc đột quỵ hoặc có các yếu tố nguy cơ về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp… nên đi khám tầm soát sớm.

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcPickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.