Đây là cách bố mẹ Nhật giúp con luôn hứng thú và tự giác học bài
Để con cái luôn tự học và hứng thú với việc học, bố mẹ Nhật đã tìm ra một "công thức" chung và áp dụng nó thường xuyên.
Ở Nhật học thêm, dạy thêm cực kỳ phát triển, đặc biệt là học sinh ở thành phố lớn học thêm để thi chuyển cấp, thi đại học vô cùng phổ biến. Nhưng cách vận hành của họ khác.
1. Học thêm - dạy thêm vẫn cần tồn tại, nhưng tách biệt với sự quản lí của giáo viên và nhà trường, là sự lựa chọn tự do
Ở Nhật được phép dạy thêm cho học sinh (trung tâm dạy thêm, gia sư tại nhà) tách biệt hoàn toàn với hệ thống trường học. Nghĩa là giáo viên dạy ở trung tâm không phải là giáo viên dạy ở trường. Và giáo viên dạy ở trường thì không được dạy thêm tại nhà cũng như dạy tại trung tâm. Ở trường không dạy thêm nhưng có phụ đạo cho học sinh kém hay học sinh muốn được nâng cao kiến thức. Môi trường giáo dục khuyến khích thói quen tự học, tự tra cứu và tìm tòi.
Giáo viên ở trường khác giáo viên dạy thêm ở trung tâm ở chỗ, giáo viên không chỉ dạy kiến thức mà còn là người phụ trách các vấn đề liên quan đến định hướng nghề nghiệp, tư vấn chuyện cá nhân, các môn ngoại khóa hoạt động khác ở trường.
Giáo viên dạy ở trung tâm là những người có kỹ năng chuyên môn cao trong việc làm sao giúp học sinh tiếp thu bài, biết cách giải bài, cách học hiệu quả...
Học sinh học trên lớp nhưng chưa hiểu hết bài và muốn được phụ đạo thì vẫn cần đi học thêm. Nhiều học sinh muốn được nâng cao kiến thức có thể học thêm. Giai đoạn tiểu học chỉ là thời kỳ giúp học sinh hứng thú với việc học, rèn thói quen tự học thì chưa cần học thêm nhiều. Nhưng đến giai đoạn học sinh muốn thi chuyển cấp lên cấp 2, cấp 3, thi đại học, hay những kiến thức ở cấp 3 khó hơn không phải học sinh nào cũng tiếp thu được trong thời gian có hạn ở trường, vì vậy trung tâm dạy thêm vẫn là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho học sinh và phụ huynh trong giai đoạn này.
Điều quan trọng hơn cả để con tự giác học tập chính là hình thành thói quen học tập tại gia đình thay vì ỉ thác vào các lớp học thêm.
Ở Nhật, các trung tâm dạy thêm không chỉ là nơi cho học sinh bài tập, giúp học sinh biết cách làm bài tập mà còn tư vấn cho phụ huynh để giúp con hứng thú với việc học.
Vậy vai trò của nhà trường là gì?
Nhà trường không phải chỉ đơn thuần là nơi nhồi nhét kiến thức cho học sinh, trước hết nó cần là nơi dạy học sinh cách học làm người, học những kỹ năng cần thiết khác ngoài kiến thức để bước vào đời sau này. Vì thế trường học ở Nhật hay Âu Mỹ đều có môn ngoại khóa như thể thao, các câu lạc bộ hội họa, cờ, khảo cổ, khoa học, văn học… để giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng này.
Vấn đề là dạy thêm - học thêm vẫn cần tồn tại vì rất nhiều phụ huynh và học sinh cần, nhưng nó chỉ là yếu tố tự chọn chứ không phải bắt buộc. Và muốn giáo viên công tâm, không theo kiểu giấu bài không dạy học sinh trên lớp mà để về nhà dạy thì phải tách biệt rõ ràng hệ thống học thêm - dạy thêm với nhà trường.
2. Những học sinh giỏi nhất là những học sinh không đi học thêm
Mình may mắn được tiếp xúc với rất nhiều học sinh elite (xếp hạng nhất ở trường) ở các trường top đầu của Nhật trong thời gian 3 năm nhận học bổng cùng các bạn học sinh Nhật đang học ở bậc đại học. Mình luôn hỏi các bạn ấy là có đi học thêm hay không? Có học các lớp giáo dục sớm như Kumon, Shichida hay không? Có học Tiếng Anh từ bé xíu hay không? Câu trả lời mình nhận được là 90% các bạn ấy đều nói rằng mình không đi học thêm ở bất cứ trung tâm nào, chủ yếu là tự học. Hồi nhỏ toàn chơi là chính chứ bố mẹ cũng không cho học thêm sớm, nhưng chơi thể thao thì có.
Vậy sao các bạn ấy lại thích học, tự học và học giỏi được như vậy? Mình nghĩ đây là chìa khóa mà mọi phụ huynh đều muốn biết sau câu nói “không ép con học thêm nữa”.
3. Để 1 đứa trẻ ghét học là ép nó học. Vậy để 1 đứa trẻ thích học cần gì?
Mình đã đọc trên dưới 5 cuốn sách của những tác giả là chuyên gia giáo dục nổi tiếng về phương pháp giúp trẻ hứng thú học tập, hình thành thói quen tự học của Nhật để hiểu mấu chốt vấn đề là gì. Câu trả lời ở đây chính là "giáo dục tại gia đình" - "thói quen học tập được gieo trồng tại nhà".
Trước hết nó phải là một quá trình ba mẹ cần gieo những thói quen mỗi ngày bắt đầu từ giai đoạn tiền tiểu học (4-5 tuổi) cho đến hết cấp 1 để giúp con cảm thấy hứng thú với sự vật sự việc xung quanh, lồng ghép yếu tố toán, khoa học, xã hội, ngôn ngữ vào trong những trò chơi hằng ngày với con.
Công thức chung của các bố mẹ Nhật giúp con thích học, tự học chính là:
- Ở thời kỳ 0-6 tuổi: để trẻ con được chơi, trải nghiệm nhiều trong thiên nhiên, thực tế (ngay cả công việc nhà) để giúp trẻ khơi gợi sự tò mò, hứng thú với mọi việc. Luôn cho trẻ tự do chơi và học cái mà chúng muốn.
- Tiền tiểu học đến tiểu học: đừng để ý đến thành tích, điểm số, đừng so sánh con với bạn bè, đừng ép nếu con không thích học cái gì.
Giai đoạn 6 năm đầu đời, để con cảm nhận sự kỳ diệu của thiên nhiên chính là chất xúc tác tuyệt vời nhất giúp con luôn hứng thú với mọi sự vật, sự việc (Ảnh: NVCC).
Nhưng quan trọng hơn chính là hình thành thói quen học tập tại gia đình thay vì ỉ thác vào các lớp học thêm. Mà muốn làm được điều này thì đương nhiên cha mẹ cần phải dành thời gian cho con. Không phải thời gian kè kè ngồi cạnh kèm bài. Mà là:
- Thời gian trò chuyện khi ăn bữa cơm cùng nhau, cùng con ôn tập lại bài cũ (mẹ là học sinh, con là cô giáo để con dạy lại mẹ bài đã học ở trường), ra câu đố hay các bài test nhỏ lặp đi lặp lại.
- Thời gian đọc sách để làm tấm gương cho con học tập theo.
- Thời gian lắng nghe con trò chuyện, động viên con cố gắng.
Không gian trong nhà cũng quyết định đến việc con có hứng thú học hay không:
- Tủ sách có để ở phòng khách không? Từ điển, bách khoa toàn thư, sách khoa học có bày trên giá không?
- Trên giá sách có đủ các loại sách cho cả ba mẹ, con cái đọc không để con tò mò với những cuốn sách khó của ba mẹ, có liên tục được thay đổi tựa sách mới mỗi tháng không.
- Trong nhà gần tivi có treo bản đồ không?
Tất cả những chi tiết tuy là rất nhỏ, nhưng nó lại có tác động to lớn đến ý thức muốn học và lôi kéo con đến với việc học.
Con cái chẳng thích đọc sách nếu nó chẳng bao giờ thấy ba mẹ đọc sách và có giá sách trong nhà. Nếu phòng khách nhà bạn chỉ là nơi để bày biện những đồ quý giá (để khoe với khách) chứ không phải nơi để gia đình cùng nhau đoàn tụ, cùng nhau tạo thói quen học tập tại nhà, thì đừng mong con bạn sẽ hứng thú học và tự học. Đây là lời khuyên của chuyên gia giáo dục hàng đầu ở Nhật dành cho các phụ huynh Nhật.
Những phụ huynh như mình đã quá “giác ngộ” chuyện không ép con học, không so sánh con cái mình với bạn bè. Nhưng điều mình trăn trở là đằng sau chuyện để con tự do ấy là làm sao nuôi dưỡng cho con tinh thần ham học, tự học. Sẽ chẳng có phương pháp nào tốt bằng hình thành thói quen “giáo dục tại gia đình”. Cha mẹ không thay đổi thì đừng mong con thay đổi. Nhưng bên cạnh đó cũng cần rất nhiều các bí quyết “giáo dục tại gia đình” để hỗ trợ cho cả ba mẹ và con cái.
Vài nét về tác giả:
Là mẹ Việt có một cậu con trai 2 tuổi đáng yêu đang sinh sống và học tập tại Nhật Bản, chị Nguyễn Thị Thu từng có nhiều quan điểm nuôi dạy con thú vị được nhiều bà mẹ chia sẻ. Chị đồng thời là dịch giả của cuốn sách: “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” được rất nhiều bà mẹ trẻ tìm đọc. Chị là người đầu tiên giới thiệu văn hóa đọc Ehon (truyện có tranh minh họa cho trẻ 0-10 tuổi) cho con của cha mẹ Nhật đến đông đảo cha mẹ Việt Nam.
Theo Trí thức trẻ
Biệt thự nghỉ dưỡng bên sườn đồi ở Vĩnh Phúc
Không gian sống - 2 giờ trướcNằm duyên dáng trên sườn đồi, căn biệt thự được thiết kế hiện đại, hài hoà với môi trường tự nhiên xung quanh.
Khi mua căn nhà thứ 3, tôi quyết định không lắp tủ giày truyền thống nữa và nó thực sự hiệu quả!
Không gian sống - 2 giờ trướcBan đầu, thiết kế tủ giày truyền thống này có vẻ rất thiết thực, nhưng sau khi nó được lắp đặt thực sự, tôi thấy không gian ở sảnh vào thật lãng phí.
Tiết khí Tiểu Tuyết năm 2024 khi nào? Những điều cần kiêng kỵ để mang lại may mắn cho cuối năm không phải ai cũng biết
Ở - 3 giờ trướcGĐXH – Tiểu Tuyết là tiết khí thứ 20 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết Lập Đông và cũng là tiết khí thứ 2 của mùa đông. Năm 2024, tiết Tiểu Tuyết sẽ kéo dài đến 06/12/2024 và cần biết những điều kiêng kỵ này để mang đến may mắn cho cuối năm.
Bàn thờ để 3 chén hay 5 chén nước là đúng nhất
Phong thủy - 3 giờ trướcGĐXH - Dâng kỷ nước lên bàn thờ gia tiên thể hiện lòng biết ơn, tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên, cùng thần linh giữ nhà. Kỷ nước thường được đi theo bộ 3 chén hoặc 5 chén.
Đây là lý do vì sao người mệnh này không nên trồng hoa nhài trong nhà
Phong thủy - 5 giờ trướcGĐXH - Hoa nhài vừa đẹp lại có mùi thơm, giúp thư giãn tinh thần và mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ tiết lộ kiểu người không nên trồng hoa nhài và những tác động bất ngờ mà loài hoa này có thể gây ra.
Quế Vân chăm lau rửa biệt thự chục tỷ, tiết lộ dự định bất ngờ
Không gian sống - 18 giờ trướcGĐXH - Qua khoảnh khắc dọn nhà của Quế Vân cũng có thể thấy ban công xanh mát nhà nữ ca sĩ. Cô đã tạo nên không gian sống rất lý tưởng, đầy hơi thở thiên nhiên.
Chọn giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành đem đến tài lộc, may mắn tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024
Ở - 18 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, chọn các khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành trong tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024, bạn có thể tham khảo dưới đây để đón điều lành, tránh điều không may.
Sắp hết năm, hãy vứt ngay 4 thứ này trong nhà!
Mẹo vặt - 21 giờ trướcCuối năm, mỗi gia đình sẽ tổng vệ sinh và vứt bỏ những đồ đạc không dùng đến trong nhà, để nhà cửa luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
Mẹo xử lý cửa kính bị hấp hơi nước
Mẹo vặt - 22 giờ trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
Đừng dại lắp 5 kiểu rèm này trong nhà, có loại hại sức khỏe trầm trọng
Không gian sống - 22 giờ trướcDù đắt hay rẻ tiền thì vẫn phải cảnh giác với 5 loại rèm cửa này.
Nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng nhà vệ sinh
Không gian sốngGĐXH - Nhà vệ sinh sử dụng nhằm mục đích con người thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày, nhưng liệu người dùng có thật sự biết câu trả lời đúng cho câu hỏi: "Khi không sử dụng phòng vệ sinh, nên đóng hay mở cửa?".