Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đây là lí do nhà nào cũng nên có chai nước muối loãng: Mùa này càng cần dùng nhiều hơn

Thứ tư, 19:25 24/10/2018 | Sống khỏe

Pha vài hạt muối ăn với nước sôi để nguội, bạn sẽ có ngay một chai nước muối loãng với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng khám phá vì mùa này rất cần thiết.

1. Chống nhiễm trùng

Thời tiết thay đổi là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công đường hô hấp. Cảm giác ngứa, đỏ hay họng là điều không thể tránh khỏi.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đó là lí do tại sao, vào những thời điểm nhạy cảm, bạn nên rửa mũi, súc miệng, súc họng bằng nước muối loãng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, từ đó tránh được nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Nước muối có khả năng chống lại vi khuẩn vì có thể rút đi lượng nước từ các tế bào vi khuẩn. Điều này sẽ làm cho vi khuẩn chết.

Cách làm:

- Nước muối mặn quá hay nhạt quá đều không tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý 0,9 % (với nồng độ 0.9 % -9 g muối trên 1000 ml nước) là phù hợp nhất với cơ thể người.

Để có nước muối sinh lý đạt chuẩn, bạn có thể áp dụng cách pha với tỷ lệ như sau: 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 g muối để có nồng độ 0,9 %.

- Trước tiên,bạn cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng.

Khi súc họng, bạn nên ngửa cổ ra sau. Khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn kéo dài 3 – 4 phút, nhổ nước cũ đi có thể lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác khó chịu nữa.

Sau khi súc miệng, họng xong bằng nước muối loãng thì nên súc miệng lại bằng nước lọc để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.

2. Trị đau và viêm họng

Khi cổ họng có vấn đề, thức ăn hay chất lỏng sẽ giống như một tờ giấy nhám và chà xát vào vùng bị tổn thương. Đó là lí do mỗi khi ăn và uống, bạn luôn cảm thấy khó chịu ở họng.

Tiến sĩ Brett Comer, bác sĩ phẫu thuật đầu và cổ tại Đại học Y Kentucky (Mỹ) cho biết nước muối có thể làm dịu viêm bằng cách làm dịu loại axit vốn gây ra sự kích thích ở cổ họng. Nó cũng có thể giúp loại bỏ nhiễm trùng hoặc gây kích ứng bề mặt của cổ họng.

Ngoài ra, nước muối đang xem như là một rào chắn vững chắc và có thể lấy ra rất nhiều chất dịch từ các mô ở trong vùng họng, từ đó sẽ đẩy virus bay ra ngoài. Muối có chức năng giống như một nam châm hút nước. Từ đó, các triệu chứng đau sẽ giảm.

Cách làm:

- Hòa tan ¼ đến ½ muỗng cà phê muối trong 250 ml nước ấm và cứ 1-2 giờ lại súc miệng một lần.

Súc miệng bằng nước muối ấm chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau họng trong tức thì. Bác sĩ Comer nhấn mạnh nếu cơn đau đó kéo dài hơn 48 tiếng, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn như liên cầu khuẩn. Và tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

3. Chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một loại bệnh miễn dịch do hít phải những chất dị ứng dẫn đến viêm mũi. Do triệu triệu chứng của bệnh này không quá nghiêm trọng nên bạn chỉ cần dùng nước muối kết hợp máy rửa mũi.

4. Làm sạch đường ruột, diệt vi khuẩn

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện uống một ly nước muối loãng sau khi thức dậy vào sáng sớm, bạn có thể làm sạch ruột, đào thải dư lượng thực phẩm tích tụ trước đó, tiêu độc và khử trùng.

Sau bữa ăn tối, dư lượng thực phẩm tồn tại trong ruột trong một thời gian dài, cộng thêm việc bạn nằm ngủ yên qua một đêm, vi khuẩn và nấm mốc trong ruột sẽ lên men và tạo ra các chất độc hại.

Vì vậy, nhiều người thường cảm thấy sau khi thức dậy vào buổi sáng có mùi hôi miệng, đây là hiện tượng trào ngực khí từ dạ dày lên do quá trình phân hủy thức ăn tạo ra. Việc uống nước muỗi loãng ngay sau khi ngủ dậy có thể làm giảm hiện tượng này.

Cách làm:

- Cho 1/10 thìa muối vào cốc nước ấm 500ml (30-40 độ C).

Những người có chỉ số đường trong máu bình thường, có thể uống 1 cốc nước muối ấm vào buổi tối, thêm một chút mật ong thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Lưu ý, những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh thận mãn tính không nên uống nước muối loãng.

5. Trị mụn

Nước muối có thể làm giảm mụn bằng cách tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây ra mụn. Nó giết chết vi khuẩn và làm mềm da khô nứt nẻ, vốn là 2 nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.

Nước muối còn giúp cân bằng độ ẩm cho làn da và ngăn chặn việc làn da sản xuất ra quá nhiều dầu, điều này cũng sẽ giúp các bạn tránh được mụn trứng cá.

Bên cạnh đó, nước muối cũng là một sản phẩm tự nhiên giúp tẩy tế bào chết và tăng cường kết cấu của làn da.

Muối biển giúp điều trị mụn tốt hơn so với muối ăn thông thường, bởi muối ăn có thể gây kích ứng da. Muối biển có chứa các loại khoáng chất có lợi như kẽm, canxi và i-ốt.

Cách làm:

- Bạn nên sử dụng nước muối loãng. Nước muối quá mặn sẽ gây tổn hại cho làn da.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 19 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Top