Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đây là thứ bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu, có thể chứa rất nhiều vi khuẩn: Bạn đang dùng mỗi ngày nhưng chưa biết cách làm sạch hiệu quả!

Thứ sáu, 11:35 12/03/2021 | Sống khỏe

Ai cũng nghĩ bồn cầu là thứ bẩn nhất trong nhà nhưng món đồ dưới đây mới thực sự là “ổ vi khuẩn”, không vệ sinh đúng cách có thể gây bệnh cho cả nhà.

Giẻ rửa bát - thứ đồ bẩn hơn bồn cầu 200.000 lần

Bồn cầu là nơi chứa đầy rẫy vi khuẩn nhưng lại không phải là nơi bẩn nhất trong nhà. Thực tế, có một thứ được chứng minh còn bẩn hơn bồn cầu 200.000 lần đó là giẻ rửa bát.

Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Charles Gerba (một chuyên gia về vi sinh vật học tại Đại học Arizona, Mỹ): Thứ bẩn nhất trong nhà bếp là giẻ lau bếp hay giẻ rửa bát. Có khoảng 10 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông nếu miếng giẻ bằng mút, và khoảng một triệu con nếu là miếng giẻ vải. Nói cách khác, miếng rửa bát bẩn gấp 200.000 lần bệ xí, và miếng giẻ lau bát bẩn gấp 20.000 lần.

Đây là thứ bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu, có thể chứa rất nhiều vi khuẩn: Bạn đang dùng mỗi ngày nhưng chưa biết cách làm sạch hiệu quả! - Ảnh 1.

Thứ bẩn nhất trong nhà bếp là giẻ lau bếp hay giẻ rửa bát.

Theo các chuyên gia, miếng giẻ rửa bát luôn ẩm ướt, có thể chứa nhiều mảng thức ăn nhỏ. Đây có thể là nơi phát triển của các vi sinh vật như Campylobacter (vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn), Salmonella (vi khuẩn khiến thực phẩm có độc tính), Staphylococcus (tụ cầu khuẩn), E. Coli (vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột ) và Listeria (vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm).

Để xác minh điều đó, mới đây một tài khoản Tiktok đã thực hiện soi một miếng giẻ rửa bát trong kính hiển vi. Ở mức phóng đại 40 lần, chúng ta đã dễ dàng nhận thấy trong giẻ rửa bát có chứa rất nhiều vụn thức ăn và bụi bẩn. Ở mức 400 lần, có thể thấy các vi trùng hoạt động rất mạnh mẽ. Theo chủ tài khoản Tiktok, khi phóng đại ở mức 2000 lần, có thể quan sát trong miếng giẻ có chứa rất nhiều vi khuẩn "bơi tung tăng". Người này khẳng định giẻ rửa bát chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm, vì vậy chúng ta nên vệ sinh nó đúng cách.

Đây là thứ bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu, có thể chứa rất nhiều vi khuẩn: Bạn đang dùng mỗi ngày nhưng chưa biết cách làm sạch hiệu quả! - Ảnh 2.
Đây là thứ bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu, có thể chứa rất nhiều vi khuẩn: Bạn đang dùng mỗi ngày nhưng chưa biết cách làm sạch hiệu quả! - Ảnh 3.

Hình ảnh soi giẻ rửa bát dưới kính hiển vi.

Các gia đình nên dùng miếng rửa bát như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Giẻ rửa bát là vật dụng không thể nào thiếu trong bếp của các gia đình, vị trí của chúng thường là những nơi ẩm ướt, lại ít khi được thay mới... vì vậy vi khuẩn sinh sôi và phát triển trên chúng rất nhanh.

Đây là thứ bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu, có thể chứa rất nhiều vi khuẩn: Bạn đang dùng mỗi ngày nhưng chưa biết cách làm sạch hiệu quả! - Ảnh 4.

Theo ông Chris Smith (một nhà virus học tư vấn tại Đại học Cambridge): Cách sử dụng giẻ rửa bát khoa học nhất đó là cho chúng vào nồi nước và đun sôi sau mỗi lần sử dụng. Cách này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ những mảng thực phẩm đang bám dính bên trong chúng.

Ngoài ra, các gia đình cũng có thể bỏ miếng rửa bát vào trong lò vi sóng, hoặc cho chúng vào trong máy rửa bát. Dưới nhiệt độ cao, các tạp chất lẫn vi khuẩn sẽ dần bị tiêu diệt và giúp chén đĩa không bị nhiễm khuẩn cho lần sử dụng sau.

Những cách trên được cho là đem lại hiệu quả rất cao trong việc diệt khuẩn. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng chúng quá lâu. Sau 2-4 tuần sử dụng, miếng giẻ rửa bát nên được thay mới để ngăn chặn vi khuẩn lây lan và phát triển trong nhà bếp. Ngoài ra, các gia đình cũng nên vứt ngay lập tức nếu thất vật dụng này bốc mùi hôi khó chịu.

Ngoài miếng rửa bát, 4 món đồ "siêu bẩn" sau cũng nên được vệ sinh đúng cách

1. Đầu vòi hoa sen: Vòi sen có cấu tạo rất khó vệ sinh, chúng dễ bám bụi, tích trữ các cặn bã. Thế nên bạn nên tháo rời vòi hoa sen ra rửa thường xuyên, sau đó ngâm chúng dưới dung dịch rửa chén qua đêm rồi rửa lại với nước.

2. Bàn phím: Bàn phím có số lượng vi khuẩn bẩn gấp 5 lần bồn cầu. Vậy nên bạn cần phải lau bàn phím của mình ít nhất 1 lần/tuần, đặc biệt là hãy rửa tay sạch sẽ trước khi dùng máy tính để tránh vi khuẩn xâm nhập.

3. Bàn chải: Bàn chải thường được đặt trong nhà vệ sinh và khá sát bồn cầu. Trong quá trình sử dụng, vi khuẩn từ bồn cầu có thể được giải phóng và bám vào bàn chải. Vì thế tốt nhất là nên để bàn chải tránh xa bồn cầu càng tốt, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bàn chải và thay mới 3 – 6 tháng/lần.

4. Công tắc điện: Cứ mỗi lần công tắc tiếp xúc với tay người, chúng sẽ nhận thêm vô số con vi khuẩn trên mỗi cm vuông và cứ thế tăng dần. Tốt nhất mỗi tuần/lần, bạn hãy dùng dung dịch sát khuẩn để lau sạch chúng.

Theo Nhịp Sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ

Y tế - 37 phút trước

GĐXH - Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba vừa tổ chức khen thưởng đột xuất cho ê kíp y bác sĩ đã có thành tích xuất sắc trong việc cấp cứu thành công một bệnh nhi 12 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch vừa qua. Trang Fanpage Sức Khỏe Phú Thọ đưa tin.

Ba thói quen khiến bạn "già" từ tuổi 36

Ba thói quen khiến bạn "già" từ tuổi 36

Sống khỏe - 2 giờ trước

Một số thói quen xấu có thể khiến bạn mới ngoài 30 nhưng đã phải đối diện với những bất ổn sức khỏe vốn thường gặp ở người 50, 60 tuổi.

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Tại sao bạn lại buồn ngủ sau khi ăn?

Tại sao bạn lại buồn ngủ sau khi ăn?

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Nhiều người có thể đã từng có cảm giác buồn ngủ sau khi ăn, đặc biệt là sau bữa trưa. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc vào buổi chiều.

5 người trong một gia đình đều mắc viêm gan E thừa nhận mắc sai lầm khi chế biến món ăn theo cách này

5 người trong một gia đình đều mắc viêm gan E thừa nhận mắc sai lầm khi chế biến món ăn theo cách này

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ đã phát hiện thủ phạm chính gây viêm gan E cấp tính cho cả gia đình bệnh nhân là món gan lợn sống mà gia đình đã ăn cách đó hơn một tháng.

Mùa nắng nóng, nên ăn gì giúp giải nhiệt cơ thể?

Mùa nắng nóng, nên ăn gì giúp giải nhiệt cơ thể?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Nóng trong người là một triệu chứng gây ra những phiền toái và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nhất là mùa hè oi bức, nhiều người thường thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu… thậm chí có cảm giác “bốc hỏa” trong người.

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Đây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Có một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Dịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Top