Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đẩy mạnh cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khoẻ sinh sản theo phân khúc thị trường

Thứ sáu, 08:19 03/12/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Hơn 5 năm qua, Ban Quản lý Đề án 818 (Tổng cục DS-KHHGĐ) đã tích cực triển khai nhiều hoạt động phát triển mạng lưới, hệ thống phân phối phương tiện tránh thai, hàng hoá sức khoẻ sinh sản (SKSS) theo phân khúc thị trường đến các cấp phân phối tại nhiều địa phương trên cả nước.

Ngày 12/3/2015, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 818/QĐ-BYT phê duyệt Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khoẻ sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020" (Đề án 818) với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, sự bền vững của chương trình DS-KHHGĐ.

Để thực hiện mục tiêu trên, hơn 5 năm qua, Ban Quản lý Đề án 818 đã tích cực triển khai nhiều hoạt động phát triển mạng lưới, hệ thống phân phối phương tiện tránh thai, hàng hoá SKSS theo phân khúc thị trường đến các cấp phân phối tại nhiều địa phương trên cả nước.

Theo đó, Ban Quản lý Đề án 818 đã triển khai mô hình xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường giai đoạn 2016-2020 thông qua việc trực tiếp tổ chức hội thảo triển khai lồng ghép tập huấn kỹ năng lập kế hoạch/phân phối sản phẩm xã hội hóa cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện của các tỉnh, thành phố.

Đẩy mạnh cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khoẻ sinh sản theo phân khúc thị trường - Ảnh 1.

Đẩy mạnh xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá sức khoẻ sinh sản theo phân khúc thị trường. Ảnh minh hoạ: Chí Cường

Bằng ngân sách hỗ trợ của Trung ương, mỗi năm các tỉnh, thành phố đã tổ chức tập huấn cho trên 1500 cán bộ tuyến cơ sở về công tác quản lý, lập kế hoạch và kỹ năng phân phối sản phẩm xã hội hóa.

Cụ thể, năm 2016, tập trung đầu tư, hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống phân phối sản phẩm các cấp tại 10 tỉnh, thành phố là: Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Thuận, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu.

Năm 2017, triển khai tại 11 tỉnh, thành phố là: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang. Đến năm 2018, tiếp tục triển khai tại 8 tỉnh, thành phố là: Lào Cai, Bắc Giang, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang.

Cùng với đó, Ban Quản lý Đề án 818 cũng tiến hành thử nghiệm mô hình xây dựng hệ thống cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường thông qua việc xây dựng tiêu chí cho địa phương, hướng dẫn địa phương lựa chọn địa bàn, đối tượng để đào tạo, tập huấn xây dựng hệ thống cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS của Đề án. Sau đó, sẽ tổ chức tập huấn kỹ năng đào tạo kỹ năng truyền thông, vận động và phân phối sản phẩm cho cán bộ nòng cốt của tỉnh, huyện tham gia đào tạo, tập huấn tại địa phương.

Cụ thể, năm 2016, thử nghiệm lồng ghép cung cấp một số phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS liên quan đến cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS (gói dịch vụ) tại 4 huyện của 2 tỉnh Lạng Sơn và Hải Dương (2 huyện/tỉnh) thông qua mạng lưới nhân viên bán hàng tự nguyện tham gia và được tập huấn kỹ năng bán hàng, được trang bị sản phẩm xúc tiến, tài liệu truyền thông về mặt hàng phân phối.

Hoạt động thử nghiệm tập trung vào cơ chế khuyến khích bán hàng, tăng tính cạnh tranh thông qua chế độ khen thưởng, tặng thưởng dựa trên doanh số bán hàng. Kết quả, đến nay, Lạng Sơn và Hải Dương đều là những tỉnh đi đầu trong công tác phân phối sản phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS/KHHGĐ đến với người dân.

Đến năm 2017, triển khai xây dựng hệ thống và tổ chức tập huấn cho 9 tỉnh/thành phố là: Cao Bằng, Thái Nguyên, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An, Đà Nẵng, Sóc Trăng. Năm 2018 tổ chức tại 4 tỉnh/thành phố là: Bắc Ninh, Nghệ An, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh. Năm 2019 xây dựng hệ thống và tổ chức tập huấn cho 2 tỉnh là Lạng Sơn, Hưng Yên.

Trong năm 2020, Ban Quản lý Đề án 818 tiến hành xây dựng hệ thống cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS theo phân khúc thị trường tại 5 tỉnh là: Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Kon Tum, Hậu Giang, trong đó, đặc biệt chú trọng hệ thống tổ chức cung ứng dịch vụ về dự phòng, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng.

Mai Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

Top