Để không phải nhận hậu quả đáng tiếc do ngộ độc thực phẩm, đừng bao giờ quên những điều này
Nếu muốn đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho bản thân và gia đình trong những ngày hè này, đừng chủ quan bỏ qua những thông tin về ngộ độc thực phẩm dưới đây.
Ngộ độc thực phẩm là nỗi ám ảnh của không ít người, đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt, nóng bức như hiện nay. Tuy vậy, không phải lúc nào tình trạng đáng sợ này cũng xảy đến với bạn. Dưới đây là những điều liên quan đến ngộ độc thực phẩm bạn nên biết:

Ngộ độc thực phẩm là nỗi ám ảnh của không ít người, đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt, nóng bức như hiện nay.
Ngộ độc thực phẩm rất phổ biến
Ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Mỹ, khoảng 1/6 dân số nước này, tương đương với 48 triệu người, bị ngộ độc do thực phẩm bẩn hàng năm. Tuy hầu hết người bệnh đều tự bình phục sau 1 đến 2 ngày nhưng mỗi năm, ngộ độc thực phẩm cũng khiến khoảng 128000 người phải nhập viện và làm 3000 người chết.
Ngộ độc thực phẩm có không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay lập tức
Điều này không hẳn là đúng. Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus sẽ phát tác sau khi ăn từ 1 đến 6 giờ. Thời gian để khuẩn Noroviruses tấn công và sản sinh chất độc khiến bạn tiêu chảy lên đến 12 đến 48 giờ. Còn đối với vi khuẩn E. coli O157:H7 - thường có trong nước bẩn, thịt bò sống - con số này dao động từ 1-8 ngày.

Ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới.
Nhiệt độ bên ngoài có thể làm hỏng thực phẩm, gây ngộ độc khi ăn
Nhiệt độ môi trường có thể khiến thực phẩm bị hỏng nhanh hơn bạn tưởng. Theo chuyên gia dinh dưỡng Tamara Duker Freuman tại Ấn Độ, với nhiệt độ phòng vào khoảng 32 độ, đừng lưu trữ các loại thực phẩm quá 1 tiếng tại đây bởi chúng có thể dễ dàng ôi thiu và gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải. Nếu không chắc chắn về độ tươi, đừng ngần ngại loại bỏ chúng để giữ an toàn sức khỏe.
Quả đã gọt vỏ không phải lúc nào cũng an toàn
Cho dù có gọt vỏ hay không, các loại quả không bao giờ an toàn tuyệt đối. Vi khuẩn listeria có trong vỏ các loại quả là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngộ độc cũng bắt nguồn từ loại vi khuẩn này. Chính sự nhầm lẫn tai hại này đã khiến 1600 người phải nhập viện và hơn 260 người tử vong mỗi năm ở nước Mỹ.
Theo tiến sĩ Yanina Purim, giám đốc y khoa khoa cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago, các loại củ quả đều có thể chứa vi khuẩn listeria. Vì vậy, bạn cần rửa sạch chúng ngay cả khi đã gọt vỏ .

Nhiệt độ môi trường có thể khiến thực phẩm bị hỏng nhanh hơn bạn tưởng.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau
Tiến sĩ Robert Brackett, giám đốc Viện An toàn Thực phẩm thuộc Viện Công nghệ Illinois cho biết, những triệu chứng bạn gặp phải khi bị ngộ độc không bao giờ giống nhau mà phụ thuộc vào tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Ví dụ như vi khuẩn hình que Clostridium Perfringens sản sinh một loại độc tố làm bạn tiêu chảy sau khi ăn từ 8 đến 12 giờ. Với khuẩn salmonella, bạn có thể gặp phải hiện tượng tiêu chảy, đau đầu, sốt, đau bụng dưới, ớn lạnh...trong vòng 6 đến 72 giờ sau khi ăn. Một số người khác còn bị đau khớp, sưng mắt nếu bị vi khuẩn này tấn công và lan rộng vào cơ thể.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể tự vượt qua cơn ngộ độc thực phẩm.
Chỉ uống nước lọc không giúp giải độc
Điều này không hoàn toàn đúng. Tiến sĩ Armitage cho biết: "Khi bị nôn mửa và tiêu chảy, bạn không chỉ mất nước mà còn mất đi lượng đường và muối trong cơ thể". Vì vậy, bạn nên uống nhiều thức uống có chứa chất điện giải, đồng thời không nên uống thuốc chống tiêu chảy tùy tiện, trừ khi được các chuyên gia y khoa khuyến nghị. Thay vì uống nhiều nước và ăn đồ nhiều dầu mỡ khi đói, hãy sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, bánh mỳ…
Nếu bị ngộ độc phải đi khám
Không phải lúc nào bạn cũng có thể tự vượt qua cơn ngộ độc thực phẩm. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp nhẹ, cơ thể có thể tự điều tiết và thải hết độc tố ra ngoài nhưng cũng có một vài ngoại lệ, đặc biệt ở trẻ em và người già. Theo tiến sĩ Armitage, nếu đi đại tiện ra máu, sốt, nôn hoặc bị tiêu chảy nhiều lần, đừng ngần ngại tìm tới sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa.
Theo Trí thức trẻ

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 9 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 9 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 10 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...