Dễ mất con vì coi thường viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
GiadinhNet - Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng hay gặp phải ở phụ nữ và càng dễ gặp phải hơn ở phụ nữ mang thai. Nhiều chị em nghĩ rằng, đây là điều đương nhiên nên chủ quan với viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai, chủ quan không chữa trị sớm đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

Việc chữa viêm âm đạo cho bà bầu từ khi có các biểu hiện lâm sàng không chỉ tốt cho người bệnh mà còn rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ảnh minh họa
Sảy thai vì coi thường viêm nhiễm
3 năm sau ngày cưới, vợ chồng chị Vũ Thị Sinh (ở Phú Thọ) khó khăn lắm mới có tin vui, nhưng lại chịu đau đớn mất đi đứa con bởi chính sự thiếu hiểu biết của mình. Chị kể, sau lần sảy thai đầu, chị mãi không có thai lại. Lần mang thai thứ hai, chị phải nhờ can thiệp sinh sản bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo. Cũng khó khăn lắm mới “đậu” được nên vợ chồng chị rất hạnh phúc.
Chồng chị thường xuyên đưa chị đi siêu âm, khám thai. Vậy nhưng, chưa bao giờ chị nghĩ tới khám phụ khoa. Mặc dù ở những tháng thứ 4 của thai kỳ, chị thấy vùng kín ra nhiều khí hư màu vàng và có mùi hôi, sủi bọt. Thấy vậy, chị hỏi mẹ thì bà bảo phụ nữ mang thai thay đổi nội tiết nên không sao. Nghe vậy, chị an tâm không đi khám dù rất ngứa ngáy, khó chịu.
“Sang tháng thứ 6, tôi thấy bị són tiểu, buốt ở đường tiết niệu. Nghĩ con tiểu rắt, mẹ tôi lại mua râu ngô về cho uống. Để vệ sinh vùng kín tôi đun lá trầu không lấy nước rửa, ngứa rát lui được thời gian ngắn lại quay lại. Cố chịu đựng cho tới một hôm đang ngồi ăn cơm bỗng dưng ộc nước từ vùng kín ướt hết quần. Gia đình vội đưa tôi vào viện, bác sỹ bảo bị vỡ ối, nước ối cạn, tim thai đã ngừng đập và phải lấy thai bằng phương pháp đẻ chỉ huy”, chị Sinh đau lòng nhớ lại.
Chị Chu Thị Khoa (ở Hà Nội) cũng chủ quan với viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Chị kể, từ hơn tháng nay chị thấy ra nhiều dịch, ngứa vùng kín. Đi siêu âm thai, thử nước tiểu các chỉ số của chị bình thường nhưng triệu chứng ngứa không hết. Bác sỹ bảo chị khám phụ khoa, được chỉ định đặt thuốc điều trị vì chị đã viêm âm đạo, nhưng sợ ảnh hưởng tới con mà chị không dùng. Con sinh ra thường xuyên quấy khóc, không chịu bú chị cho đi kiểm tra mới biết trong miệng con đầy nấm mà bác sỹ cho biết nguyên nhân là do bị lây từ mẹ.
Theo BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà), những trường hợp như các chị Sinh và Khoa không phải hiếm. Thường chị em khi mang thai chỉ chú ý đến việc thăm khám sức khỏe thai nhi định kỳ mà quên rằng, khám phụ khoa trong thời gian mang bầu rất quan trọng. Phần vì chủ quan, phần sợ ảnh hưởng đến em bé nên không đi khám phụ khoa, khám rồi không chữa. Nếu phụ nữ mang thai bị viêm nhiễm phụ khoa không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng thai nhi từ trong bụng mẹ đến khi chào đời. Kết quả không hiếm thai phụ đã mất con vì sự chủ quan, thiếu hiểu biết này.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nồng độ tiết tố thường tăng cao hơn. Nội tiết tố tăng cao, nồng độ pH trong môi trường vùng kín thay đổi có thể khiến nhiều người cảm thấy ẩm ướt hơn ở vùng kín. Nếu không vệ sinh đúng cách có thể là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm ký sinh phát triển nên dễ bị các bệnh lý phụ khoa. Tốt nhất nếu thấy ra khí hư bất thường nên lưu ý khám phụ khoa, âm đạo để loại trừ các bệnh nguy hiểm.
Mẹ không điều trị, con dễ nhiễm bệnh
Tại buổi Workshop “Sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai” do Viện y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Cộng động làm cha mẹ Việt Nam tổ chức, PGS.TS Lê Hoàng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA); nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, bình thường phụ nữ vẫn có hiện tượng ra khí hư. Phụ nữ mang thai do thay đổi hormone khi mang thai nên thường ra nhiều khí hư hơn bình thường.
Tuy nhiên, đa phần phụ nữ mang thai thường bỏ qua dấu hiệu này. Điều này là rất sai lầm. Nếu như khí hư có màu sắc khác thường, mùi chua, sủi bọt hoặc khí hư có màu vàng, xanh xám thì có thể đang mắc phải viêm nhiễm âm đạo bắt buộc phải đi khám. Khi viêm nhiễm sẽ kích thích cổ tử cung, nguy cơ sảy thai, sinh non rất cao. Có những người viêm nhiễm âm đạo nặng không chữa có thể gây nhiễm khuẩn tử cung, khi sinh ra đứa trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm nấm từ người mẹ truyền sang. Việc chữa viêm âm đạo cho bà bầu ngay từ khi có các biểu hiện lâm sàng không chỉ tốt cho người bệnh mà còn rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Theo BS sản khoa Lê Thị Kim Dung, viêm nhiễm phụ khoa có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Nếu thai phụ mắc bệnh phụ khoa do nấm, chlamydia có thể khó chịu, ngứa rát vùng kín, đau bụng, nặng hơn gây viêm màng ối đến đa ối, thiếu ối, dễ sinh non, lây truyền nấm cho em bé. Ngoài ra, viêm âm đạo có thể lây lan tới các cơ quan khác gây viêm nhiễm trên diện rộng gồm cả vùng chậu, phần phụ, nội mạc tử cung. Hay như bệnh sùi mào gà ở thai phụ có thể khiến thai phụ có nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm đạo, phải mổ lấy thai, lây bệnh cho con khi sinh…
Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh mắc bệnh viêm nhiễm, chị em cần giữ vệ sinh tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, quan hệ vợ chồng lành mạnh. Trước và sau khi quan hệ, hai vợ chồng cần phải vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Trước khi mang thai nên khám sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa nếu có bị bệnh chữa dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, phần phụ.
Ngoài việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai nhi, thai phụ cũng cần quan tâm đến khám phụ khoa trong quá trình mang thai. Các bà bầu không nên quá lo lắng nếu chẳng may bị viêm nhiễm phụ khoa, vì bác sỹ sản khoa sẽ cân nhắc cẩn trọng để chọn cách điều trị phù hợp. Đừng vì tình trạng sợ đặt thuốc gây hại đến thai nhi dẫn tới tình trạng viêm nhiễm nặng, đến lúc không thể giữ nổi thai nhi do vỡ ối, sảy thai…
Một số lưu ý vệ sinh vùng kín khi mang thai
Không dùng xà phòng có tính sát khuẩn cao để rửa “vùng kín” vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu. Nên lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh trung tính.
Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
Nếu có dấu hiệu bị viêm nhiễm như ngứa, dịch âm đạo mùi hôi... nên đi khám phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo BS sản khoa Lê Thị Kim Dung
Phương Thuận

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 4 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 4 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 17 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.