Hà Nội
23°C / 22-25°C

Để thuốc chữa cảm cúm không gây hại cho cơ thể

Thứ bảy, 15:48 28/02/2015 | Sống khỏe

Các loại tân dược chữa cảm, cúm đều được xếp vào loại thuốc thông thường, không cần kê đơn, vì vậy nhiều người có thói quen ra quầy thuốc mua về sử dụng cho bản thân hoặc người nhà kể cả trẻ em mà không lường hết tác hại khi sử dụng bừa bãi, thiếu hiểu biết.

Các loại tân dược chữa cảm cúm tuy chỉ chứa chủ yếu là thành phần paracetamol (acetaminophen) có công dụng hạ sốt, giảm đau, nhưng khi phối hợp với các dược chất khác như chlorpheniramin maleat (hoặc loratadin, fexofenadin) còn có thêm tác dụng chống dị ứng. Các dược chất phenylpropanolamin hoặc pseudoephedrin đã được Bộ Y tế cấm dùng do thuốc gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ với những người bệnh mắc tim mạch nặng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặt khác, trong các kết quả nghiên cứu và sử dụng trên lâm sàng cũng cho thấy paracetamol uống gây hại gan, còn phenylpropanolamin và pseudoephedrin có thể gây đột quỵ cho người tăng huyết áp... thường đăng trên báo hoặc nhà sản xuất thuốc có ghi trong tờ hướng dẫn dùng thuốc. Tuy nhiên rất ít người đọc, có khi đọc rồi lại quên ngay.

Trên thị trường tân dược với hàng trăm tên biệt dược chữa cảm, cúm của nhiều nhà sản xuất thuốc, công thức dược chất trong mỗi biệt dược phần lớn là khác nhau. Riêng dạng thuốc có các loại như thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc tiêm, trong đó thuốc uống có nhiều nhất là dạng thuốc viên (bao gồm viên nén, viên nén bao phim, viên nang cứng, viên nang mềm, viên sủi). Thuốc nước thì có siro chai 30ml, 60ml; gói 5ml đóng hộp 30 gói và dung dịch uống...

Để tránh hại gan (vì tất cả các loại thuốc khi vào cơ thể đều qua gan để phân giải trước khi xâm nhập vào các cơ quan của cơ thể), nếu như thân nhiệt sốt không cao tức nhiệt độ chỉ ở mức 38 độ C, không đau nhức thì nhất quyết không dùng paracetamol (acetaminophen). Nếu khi dùng thuốc có chứa paracetamol tuyệt đối không dùng một lúc nhiều dạng thuốc như đã tiêm thì không uống, mà đã uống nhất thiết không dùng thuốc đặt hậu môn để tránh quá liều.

Để tránh đột quỵ như đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch nặng, cường giáp, đái tháo đường... không dùng các biệt dược chứa phenylpropanolamin (tuy đã bị cấm ở Việt Nam nhưng đề phòng trường hợp mang thuốc từ nước ngoài về), pseudoephedrin.

Tuyết đối không dùng chlorpheniramin maleat và các loại biệt dược có chứa chất này cho những người bệnh đang lên cơn hen, tắc cổ bàng quang (co thắt cổ bàng quang), phì đại tuyến tiền liệt, thiên đầu thống (glaucom góc hẹp), tắc môn vị, tá tràng, loét dạ dày, trẻ sơ sinh, người  mang thai 3 tháng cuối, người đang nuôi con bú.

Nếu như các trường hợp nhẹ như hắt hơi, chảy nước mũi trong... chỉ cần uống thuốc kháng histamin H1 như là chlorpheniramin maleat hoặc loratadin hoặc cetirizin... là sẽ khỏi.

BS. Hoàng Thanh Sơn

Theo SKĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 24 phút trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 20 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 20 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Top