Đi bộ rất tốt, nhưng đi thế nào cho đúng, ai cần đặc biệt lưu ý?
GiadinhNet - Khi vận động bằng đi bộ còn có thể giúp những người bị trầm cảm hay stress cải thiện tâm trạng và tăng thêm sự tự tin, giảm căng thẳng, bình tĩnh hơn.
30% dân số Việt Nam thiếu hoạt động thể lực
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, con số khoảng gần 30% dân số Việt Nam thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút 1 tuần hoặc tương đương). Trong khi đó, thiếu hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ tư của tử vong vì các bệnh không lây nhiễm, gây mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư.

Người khoẻ mạnh, vận động bằng cách đi bộ mỗi ngày 10.000 bước chân là cách rèn luyện thể lực, dự phòng nhiều bệnh nguy hiểm.
“Vận động là một trong những biện pháp thể lực giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch. Vì vận động giảm mỡ máu, giảm dung nạp đường huyết, tăng sức chịu đựng của cơ tim…”, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia nói.
Các chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng khuyến cáo thời gian vận động là nên vận động hàng ngày từ 30 - 60 phút. Phương pháp đi bộ nhanh, hoặc bơi, tập erobic (với cường độ vừa phải), hay tập yoga là những biện pháp được khuyến khích tốt nhất cho tim mạch.
Trong các loại hình vận động này, đi bộ là là hình thức thể thao “miễn phí” và không cần phải học nhiều. Đi bộ theo “phong cách thể thao” với những bước đi nhanh và kết hợp đánh tay thật là tốt cho sức khỏe, là cách giảm cân tốt. Không chỉ thế, đi bộ còn giúp tăng cường trương lực cơ bắp, tăng cường hệ thống miễn dịch, có tác dụng dự phòng loãng xương.
Khi vận động bằng đi bộ còn có thể giúp những người bị trầm cảm hay stress cải thiện tâm trạng và tăng thêm sự tự tin, giảm căng thẳng, bình tĩnh hơn.
Đi bộ nhanh giúp cơ thể tiết hormon hưng phấn, đây được xem như thuốc chống trầm cảm ‘thiên nhiên” giúp giảm các triệu chứng liên quan đến trầm cảm như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi trong ngày, thèm ăn…
Chính vì những ý nghĩa đó, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên đi bộ mỗi ngày 10.000 bước chân để rèn luyện thể lực, dự phòng các bệnh không lây nhiễm nguy hiểm.
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới cho biết, Bộ Y tế Việt Nam và nhiều nước khuyến khích vận động mỗi ngày bằng cách đi bộ 10.000 bước mỗi ngày. Việc đếm này có thể được thực hiện bằng điện thoại thông minh có cài đặt phần mềm đếm bước, đếm bậc cầu thang. Tuy nhiên, khuyến cáo này dành cho đại trà những người khoẻ mạnh bình thường.
Đi bộ như thế nào là đúng tinh thần thể thao?
Đi bộ rõ ràng có rất nhiều lợi ích. PGS.TS Phạm Mạnh Hùng lưu ý người dân có sức khoẻ bình thường, không mắc bệnh lý cần khuyến cáo, nếu xác định đi bộ là hình thức thể thao, đừng đi bộ “nhàn nhã” như đi dạo với một người bạn vì nó sẽ mang hiệu quả thấp.
"Vận động phải đạt cường độ vừa đến mạnh như nói ở trên thì mới tốt cho tim mạch. Còn đi bộ “nhàn nhã” chỉ mang tính thư giãn”, TS Hùng nói.
Theo đó, hãy đi bộ nhanh, khi bạn thấy rất khó để theo kịp một cuộc trò chuyện ổn định là tốc độ thích hợp. Khi đi bộ, từ bắp chân, mông đến toàn bộ cơ thể đều được vận động, sẽ rất lợi cho hệ tim mạch.
Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM cho hay, khi đi bộ, chúng ta phải tuân thủ theo một số nguyên tắc như: Nhịp thở lúc đi: không thở hổn hển mới là đúng. Nếu mệt là đi nhanh quá so với tuổi hay tình trạng sức khỏe của mình, phải đi chậm lại. Nếu đi bộ về thấy mệt nhoài, đêm không ngủ được… ấy là đã đi quá sức mình, hôm sau đi chậm hơn hay ngắn hơn.
Khi đi bộ nên mặc đồ rộng vì da chúng ta cũng cần được thở. Nên đi loại dép nhẹ, thoáng và vệ sinh: mồ hôi chân ra đến đâu khô ngay đến đó.
Trong khi đi bộ nếu chúng ta cảm thấy: Nặng ở ngực (có cảm giác như tim mình bị bóp nghẹt hay có vật nặng đang đè lên ngực) nhất là có kèm đau ở hàm, ở ngực, ở cổ hay ở tay trái thì phải ngồi nghỉ ngay hay thấy tim đập như “trống làng”, đầu nhẹ hẩng thì phải ngưng vận động ngay và đến bác sĩ tim mạch để khám và tả rõ, tỉ mỉ những dấu hiệu trên cho bác sĩ nghe.
Cần chú ý tư thế khi đi bộ, giữ ngực và vai thẳng, thân mình vuông góc với mặt đất, tránh chúi ra phía trước hay ngả ra sau. Thời gian phù hợp nhất để đi bộ là sau khi ăn từ 1-1,5 giờ.
Những ai phải lưu ý khi đi bộ?
Về mặt nguyên tắc, chuyên gia y tế khuyến khích người dân nên vận động thể lực, nhưng không nhất thiết mọi đối tượng phải đi bộ.
Đối với một số trường hợp bệnh lý, khi lựa chọn hình thức vận động, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành (chấn thương chỉnh hình, cơ xương khớp, tim mạch...). Không chỉ đi bộ mà mọi bài tập khác đều cần phù hợp với tình trạng bệnh tật, vì thế tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị nếu bạn có bệnh.
Trường hợp nhiều người gặp đau đớn khi đi bộ, hãy đi kiểm tra, coi chừng bị thoái hóa khớp gối hay có vấn đề ở một vị trí nào thuộc chi dưới. Còn nếu đã biết mình có bệnh, nên chọn bài tập phù hợp.
Người thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, thay vào đó có thể đi bơi hay đạp xe đạp nhẹ nhàng, như thế phần chi dưới vừa được vận động vừa không phải chịu áp lực do trọng lượng thân người. Những đối tượng này khi đi bộ cũng không nên sải bước quá dài, tốc độ không quá nhanh vì sẽ tạo áp lực thêm lên phần khớp đang bị thoái hoá.
Ngoài ra, những người mắc bệnh về xương khớp, người mới hồi phục sau chấn thương (như giãn dây chằng, bong gân, trật khớp…), bệnh về mạch máu… được bác sĩ yêu cầu hạn chế vận động chân, nẹp cố định… thì chắc chắn không nên tập bằng cách đi bộ.
Cố đi bộ, nhất là khi cơ thể quá cân, chỉ làm cho 2 đầu gối thêm quá tải, bệnh thêm nặng, không tốt cho sức khoẻ.
Quỳnh An - Mỹ Diệp

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 3 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 8 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 11 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 11 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.