Hà Nội
23°C / 22-25°C

Di dời 422 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành Hà Nội: Ỳ ạch do... cơ chế?

Thứ tư, 09:55 19/08/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Trung bình một ngày đêm có tới 100.000 – 120.000 m³ nước thải công nghiệp được xả ra trên địa bàn Hà Nội, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt và không khí. Đây cũng là một trong những tác nhân chính biến các con sông của Hà Nội thành “sông đen” (Giadinh.net.vn đăng tải ngày 14/8).

 
Trước thực trạng này, UBND TP Hà Nội đã thống nhất chủ trương di dời 422 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành.
 
Ỳ ạch di dời...
 
Thành phố Hà Nội hiện có 26 khu công nghiệp, có khoảng 40 cụm và trên 50 điểm công nghiệp làng nghề đã và đang được xây dựng. Tổng khối lượng nước thải công nghiệp được xả ra trong 1 ngày đêm lên tới 100.000 – 120.000m³; trong khi đó lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp cũ nằm phân tán mới được xử lý 20 – 30%. Hiện mới chỉ có 3 khu công nghiệp tập trung mới gồm KCN Bắc Thăng Long, Phú Nghĩa, Quang Minh và 2 cụm công nghiệp Ngọc Hồi, Phùng Xá có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung. Còn lại phần lớn các cơ sở sản xuất đều không có trạm xử lý nước thải.
 
Kết quả rà soát của Sở Tài nguyên Môi trường cho thấy, hiện có 422 cơ sở sản xuất công nghiệp với diện tích sử dụng đất tương đối “khổng lồ” 887,7 ha; trong đó có 209 cơ sở nằm trong nội thành Hà Nội và thị xã Sơn Tây với 228,7 ha đất. Các cơ sở còn lại đều nằm trong khu dân cư đông đúc.
 
Các cơ sở trên đều nằm trong danh mục 17 ngành nghề sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải di dời ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư nông thôn như: sản xuất hoá chất cơ bản, sản xuất phin - ắc quy, tẩy nhuộm, ngành thuộc da, sản xuất bột giấy, giết mổ gia súc... Các cơ sở này được lựa chọn 1 trong 3 hình thức để di dời: doanh nghiệp trả lại đất và di dời đến khu công nghiệp, khu chế xuất; hai là doanh nghiệp tự làm chủ đầu tư thực hiện dự án chuyển mục đích sử dụng đất theo qui hoạch; ba là doanh nghiệp được phép liên doanh với nhà đầu tư khác hình thành pháp nhân mới để làm chủ đầu tư thực hiện dự án chuyển mục đích sử dụng đất theo qui hoạch. Với các giải pháp này Hà Nội cố gắng di dời xong 115 cơ sở với tổng diện tích đất 154,2ha vào trước năm 2013. Các cơ sở còn lại sẽ di dời xong muộn nhất là năm 2015.
 

Những con sông, con mương ở Hà Nội đang bị các nhà máy làm ô nhiễm trầm trọng. (Ảnh: L.X)

 
Trong cả 2 kỳ họp HĐND TP Hà Nội (tháng 4/2009 và tháng 7/2009) tình trạng gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất được các đại biểu chất vấn khá gay gắt. Trong đó có tình trạng chậm di dời khiến mức độ ô nhiễm sông, không khí ngày càng nghiêm trọng.
 
Cụ thể, 142 cơ sở cần di dời theo đề xuất của Sở Qui hoạch - Kiến trúc Hà Nội từ năm 2003, đến nay mới di dời xong hơn 20 cơ sở và 32 cơ sở khác được chấp thuận lập dự án đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất. Cty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, Dệt 8/3, Liên doanh Sung gei Way... là những đơn vị phải di dời khỏi thành phố từ năm 2003 nhưng quá trình di dời chậm kéo dài nhiều năm.
 
Cty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã có dự án chuyển về Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh từ năm 2005 nhưng đến nay chưa xong. Nguyên nhân là do yêu cầu diện tích đất để xây dựng nhà xưởng khá lớn, khoảng 10 - 15ha lại phải phù hợp với nguồn nước nên việc tìm vị trí thích hợp không đơn giản. Theo dự kiến tháng 12 tới đây nhà máy tại Yên Phong đi vào hoạt động, công ty mới hoàn tất việc di dời ra khỏi nội thành. Tương tự, Cty TNHH nhà nước một thành viên Dệt 8/3 cũng phải hết năm nay mới di dời các dây chuyền sản xuất còn lại tới khu Phố Nối B ở Hưng Yên. Cty liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng Sung gei Way (quận Hà Đông) hiện vẫn chờ bố trí địa điểm mới trong Khu công nghiệp để di chuyển.
 
Chính sách hỗ trợ chưa công bằng
 
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Huy Tưởng cũng cho rằng, các ngành dù đã cố gắng để di dời sớm nhất các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành nhưng tiến độ còn chậm so với kế hoạch ban đầu. Nguyên nhân tình trạng này được cho là còn có những bất cập về chính sách di dời.
 
Cụ thể như cơ chế bán đấu giá tài sản trên đất và quyền sử dụng đất đối với cơ sở phải di dời (quy định phần diện tích được sử dụng vào mục đích king doanh, dịch vụ thì UBND TP bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức đấu giá). Cơ chế trên không khả thi (trừ trường hợp chuyển sang đất ở) vì không có doanh nghiệp nào muốn mang “đất vàng” trong nội thị để đấu giá. Nguyên nhân chính là do lợi ích kinh tế và tâm lý ngại di chuyển ra xa nội thành.
 
Trước tình trạng này, nhiều doanh nghiệp đã đối phó bằng cách chuyển đổi hoặc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh để được chuyển mục đích sử dụng đất hoặc liên doanh với tổ chức kinh tế khác để được đầu tư tại chính địa điểm phải di dời. Thực tế trong 22 cơ sở đã di dời, không hề có cơ sở nào áp dụng hình thức đấu giá mà hầu hết đều liên doanh, hợp tác hoặc tự lập dự án đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất để “giữ” lại phần “đất vàng” trong nội thành. Chưa kể, chính sách hỗ trợ di dời cũng chưa công bằng.
 
Theo quyết định 09/2007/QĐ-TTg, cơ sở di dời để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích công cộng, doanh nghiệp chỉ được bồi thường tài sản trên đất, chứ không được hỗ trợ 50% tiền sử dụng đất theo giá chuyển nhượng thực tế. Trong khi các cơ sở chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng công trình kinh doanh, dịch vụ lại được hưởng khoản hỗ trợ này. Vì vậy, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, văn phòng để bán hoặc xây dựng trung tâm thương mại.
 
Cũng trong quyết định trên, các cơ sở di dời được phép bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất – nếu là công ty nhà nước sẽ được hỗ trợ 50% số tiền chuyển nhượng. Trong khi đó, các tổ chức kinh tế khác chỉ được hỗ trợ không quá 30% số tiền chuyển nhượng sau khi đã trừ đi chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Mức tối đa không quá 5 tỉ đồng. Một loạt các quy định chưa hợp lý trên đã phần nào dẫn đến tình trạng chây ỳ, chậm di dời của các cơ sở gây ô nhiễm trong nội thành Hà Nội.
 

Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có 8 đơn vị xả nước thải gây ô nhiễm phải được xử lý trong năm. Trong đó có một số công ty như: Cty cổ phần cồn, rượu Hà Nội; Cty liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng Sung gei Way; Cty cổ phần cồn, giấy, rượu Hà Tây và Cty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 8/3; Bãi rác Kiêu Kỵ - Gia Lâm...

 
Lã Xưa
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố tài xế đỗ xe giữa đường gây tại nạn chết người

Khởi tố tài xế đỗ xe giữa đường gây tại nạn chết người

Pháp luật - 46 phút trước

GĐXH - Tài xế đỗ xe không đúng quy định, không bật tín hiệu và đặt biển cảnh báo khiến 1 người đi xe máy đâm từ phía sau dẫn tử vong.

Quảng Ninh: Đối tượng ma tuý dùng súng AK chống trả quyết liệt, một thượng uý công an anh dũng hy sinh

Quảng Ninh: Đối tượng ma tuý dùng súng AK chống trả quyết liệt, một thượng uý công an anh dũng hy sinh

Pháp luật - 1 giờ trước

Trong quá trình đấu tranh, triệt phá chuyên án ma túy đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Thượng úy Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh đã anh dũng hy sinh.

Vụ đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc: Chân dung kẻ cầm đầu

Vụ đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc: Chân dung kẻ cầm đầu

Pháp luật - 2 giờ trước

Tại cơ quan công an, Nguyễn Tiến Đạt, một trong những kẻ cầm đầu đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, đã thừa nhận hành vi phạm tội

Hàng chục triệu người dân miền Bắc hứng chịu kiểu thời tiết khó chịu kéo dài hết tuần

Hàng chục triệu người dân miền Bắc hứng chịu kiểu thời tiết khó chịu kéo dài hết tuần

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng kéo dài đết hết tuần. Mức nhiệt cao nhất từ 35-37 độ.

Nhiều người mừng thầm khi được hưởng quyền lợi đặc biệt này theo quy định mới nhất của Luật Đất đai

Nhiều người mừng thầm khi được hưởng quyền lợi đặc biệt này theo quy định mới nhất của Luật Đất đai

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Từ năm 2025, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực trong đó quy định sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất.

Thông tin mới nhất về đợt nắng nóng tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Thông tin mới nhất về đợt nắng nóng tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo, Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ bước vào đợt nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 35 độ.

Tin sáng 18/4: Bắc Bộ, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt; giá xăng dầu giảm sâu, các mặt hàng xăng hơn 18.000 đồng/lít

Tin sáng 18/4: Bắc Bộ, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt; giá xăng dầu giảm sâu, các mặt hàng xăng hơn 18.000 đồng/lít

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo, Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 35 độ.

Xử phạt chủ fanpage 'Cô giáo Hương' đăng clip đánh bạc để câu view

Xử phạt chủ fanpage 'Cô giáo Hương' đăng clip đánh bạc để câu view

Pháp luật - 2 giờ trước

Chủ fanpage “Cô giáo Hương” và “Lan Hương Nguyễn” bị Công an Hà Nội xử phạt vì đăng tải video clip có nội dung đánh bạc nhằm tăng tương tác để bán hàng.

Tiến sĩ người Việt được chọn làm Đại sứ Đại học Cambridge

Tiến sĩ người Việt được chọn làm Đại sứ Đại học Cambridge

Giáo dục - 3 giờ trước

Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh, Giám đốc giáo dục khối song ngữ của Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) vừa được công nhận là Đại sứ Cambridge.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sẽ giảm 60-70% số xã/phường, có thể 3-4 xã/phường nhập thành một

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sẽ giảm 60-70% số xã/phường, có thể 3-4 xã/phường nhập thành một

Thời sự - 11 giờ trước

Trao đổi với cử tri, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây sẽ giảm từ 60-70%, có thể 3-4 xã/ phường/ thị trấn nhập thành một…

Top