Dịch hạch nguy hiểm như thế nào?
GiadinhNet- Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới, trong 3 tháng từ ngày 31/8/2014 đến nay, tại Madagascar đã ghi nhận 119 trường hợp mắc bệnh dịch hạch trong đó có 40 trường hợp tử vong. Ngày 24/11, Bộ Y tế khẩn cấp yêu cầu các tỉnh, thành giám sát dịch trên động vật hoang dã; tập trung vào chuột, bọ chét.
Trước đó Cơ quan đầu mối IHR của Mỹ thông báo ghi nhận 04 trường hợp mắc bệnh dịch hạch tại bang Colorado, Mỹ và Ủy Ban Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cũng đã thông báo ghi nhận 01 trường hợp tử vong do bệnh dịch hạch thể phổi tại tỉnh Cam Túc (Trung Quốc).
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định: “Dù 12 năm trở lại đây, nước ta không ghi nhận trường hợp mắc, nhưng nguy cơ lây lan bệnh dịch hạch từ nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn”. Hai ca mắc bệnh cuối cùng tại Việt Nam được ghi nhận vào tháng 8/2002.
Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế phối hợp với lực lượng chức năng tại cửa khẩu giám sát chặt người, động vật nhập khẩu vào nước ta, đặc biệt với các phương tiện vận tải xuất phát từ vùng đang lưu hành bệnh dịch hạch.

Chuột là một trong những loài trung gian lây truyền dịch hạch.
Để chủ động phòng, chống bệnh bệnh dịch hạch, ngăn chặn kịp thời không để lan truyền vào Việt Nam. Hôm nay, ngày 24/11/2014, Cục Y tế dự phòng có Công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai, chỉ đạo một số nội dung kiểm tra, giám sát dịch hạch trên động vật hoang dã, tập trung giám sát vật chủ trung gian truyền bệnh (chuột, bọ chét) tại vùng có nguy cơ..
Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, bố trí và sắp xếp đồ đạc, dụng cụ trong nhà ở, nhà kho hợp lý; nuôi mèo, đặt bẫy, phá vỡ hang tổ chuột, không chế, phá hủy nơi sinh sản của chuột, bọ chét.
Khi phát hiện có chuột chết bất thường phải khai báo ngay cho cơ quan y tế. Nếu có người nhà, hàng xóm biểu hiện bệnh dịch hạch (sốt, nổi hạch...) phải đến ngay cơ sở y tế đế khám và điều trị.
Các thế kỷ trước, người ta xếp dịch hạch vào đại dịch, bệnh có tác động lớn gây tử vong, hoảng loạn, đặc biệt là thế kỷ trước khi người ta chưa tìm ra căn nguyên, đường lây truyền như thế nào, dịch hạch xảy ra chỗ nào hủy hoại nền văn minh của nước đó.
Dịch hạch đã xuất hiện từ thời cổ xưa, tồn tại đến hiện nay và trong vòng 2.000 năm qua đã gây bốn trận đại dịch với số tử vong khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. Nhất là hai đại dịch vào thế kỷ 6 làm chết gần 40 triệu người và thế kỷ 14 nổi tiếng với tên “trận dịch đen” thời Trung cổ, được ước tính gây tử vong cho khoảng 25 triệu người châu Âu, 40 triệu người châu Á, châu Phi.
Đến năm 1895, Alexandre Yersin là người đầu tiên phát hiện ra căn nguyên của dịch hạch. Bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đây là loại bệnh của thú vật truyền sang người.
Nguồn gốc bệnh từ thú vật hoang (thường là loài gặm nhấm như cáo, chồn…), sau đó lan truyền sang thú vật khác, đặc biệt là chuột, loài gặm nhấm sống gần người khác. Loài truyền vi khuẩn gây dịch hạch là con bọ chét. Khi chúng đốt chuột khiến chuột chết hàng loạt.
Bọ chét sẽ rời xác chuột, nhảy đi tìm một con chuột khác để sống ký sinh và có thể cắn người, gây lây nhiễm bệnh. Bệnh nhân sẽ mắc bệnh dịch hạch thể hạch với hai triệu chứng nổi bật là sốt cao và sưng hạch (hạch bẹn, nách, cổ) rất cấp tính.
Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch (chiếm hơn 90% các thể bệnh).
Nếu không được điều trị sớm và thích hợp, thể hạch rất dễ tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với sốt cao 40-41oC, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê, thường bệnh nhân chết trong vòng 3-5 ngày
Dịch hạch thể phổi rất nguy hiểm vì có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn. Bệnh nhân có dấu hiệu ở phổi cho đến ngày cuối cùng của bệnh, đờm loãng, có bọt dính máu, thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, có biến chứng phù phổi cấp, tỷ lệ tử vong cao.
Tri Thường

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 12 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 18 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 20 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 21 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.