Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch sốt xuất huyết: 10 tỉnh phía Nam thành ổ dịch

Thứ hai, 11:32 03/09/2012 | Y tế

GiadinhNet - Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), 7 tháng đầu năm 2012 có hơn 26 ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH) tại 12 tỉnh/thành phố, đa số tử vong sau một tuần điều trị do biến chứng của SXH. Dịch hiện đang ở đỉnh…

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại BV Nhi Đồng 1 TP HCM.

Cùng lúc xuất hiện cả bốn tuýp
 
 
Theo TS Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), 6 tháng đầu năm 2012 cả nước ghi nhận hơn 26 ngàn ca mắc SXH Dengue và SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm (chiếm hơn 90% tổng số mắc, tỷ lệ này cùng kỳ năm 2011 là 88%). Trong đó, có hơn 2.000 ca SXH Deugue thể nặng (chiếm 8,1% tổng số mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2011 là 11,8%). Các trường hợp tử vong đều do mắc SXH Dengue nặng. “Hầu như năm nào có dịch cũng lưu hành cả bốn tuýp virus là D1, D2, D3 và D4. Riêng năm nay, chủng chiếm ưu thế gây dịch là D4 và cũng là tác nhân gây tử vong cao”, TS Dương cho biết.
 
10 tỉnh phía Nam là "ổ" sốt xuất huyết gồm: Bình Phước, Bình Dương, Sóc Trăng, Long An, An Giang, Khánh Hòa, Kiên Giang, Đồng Nai, Tiền Giang và Đồng Tháp. Số bệnh nhân các tỉnh này tăng 1,5-2 lần so với cùng kỳ năm 2011, cá biệt có tỉnh tăng gần 4 lần. Nguyên nhân của SXH diễn biến phức tạp được cho do tình hình cuối năm trước ca bệnh giảm không đáng kể, thời tiết miền Nam thuận lợi cho muỗi sinh sôi gây bệnh. Thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ người bệnh nhập viện muộn chiếm khoảng 40%. Đa số ca tử vong đều qua đời sau một tuần điều trị do biến chứng và suy tạng.
 
TS Trần Ngọc Hữu - Viện trưởng Pasteur TP HCM cho biết, các tỉnh phía Nam vẫn đang triển khai dập dịch diện rộng chủ động. Tuy nhiên, số ca mắc và tử vong vẫn còn cao là do công tác phòng bệnh chưa thực sự tạo thành phong trào rộng khắp, chất lượng chống dịch còn thấp, nhiều người dân vẫn còn chủ quan với bệnh.
 
TS Nguyễn Nhật Cảm - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cảnh báo, nếu như trước đây dịch SXH thường bùng phát vào tháng 6, 7, đỉnh dịch rơi vào tháng 9, 10 và kết thúc vào tháng 11, 12 thì mấy năm gần đây SXH diễn biến không theo quy luật đó, hầu như lưu hành quanh năm, có thể bùng phát thành dịch lớn bất cứ lúc nào.
 
Mắc bệnh lần 2 sẽ thay đổi tuýp gây bệnh
 
Không chỉ thất thường về quy luật thời gian lưu hành đỉnh dịch, BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TƯ còn cho biết, SXH đang có xu hướng thay đổi về lứa tuổi mắc bệnh. Trước đây, khu vực miền Nam thường ghi nhận người mắc ở nhóm tuổi dưới 15 thì hiện nay bệnh lại xuất hiện nhiều ở nhóm người trung niên. Đặc biệt, khu vực miền Bắc, bệnh xuất hiện nhiều ở người trên 50. Thậm chí, bệnh viện đã từng ghi nhận người trên 70 tuổi mắc SXH trong khi trước đây trường hợp trên 40 tuổi mắc bệnh là rất hiếm.
 

Cục Y tế Dự phòng dự báo, dịch có nguy cơ tăng cao trong những tháng còn lại. So với cùng kỳ các tỉnh phía Nam đến thời gian này đã tăng hơn 14% số ca mắc, miền Trung tăng 130% và Tây Nguyên tăng 73%. Chỉ riêng các tỉnh phía Bắc giảm 41%. Theo diễn biến dịch như hiện nay thì cho hết năm 2012 sẽ có khoảng 70 ngàn ca mắc SXH trên toàn quốc.

Theo thống kê của BV Nhiệt đới TP HCM, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận hơn 500 trường hợp là người lớn nhập viện do SXH, trong đó hơn 50 ca ở độ 3 - 4. Cũng theo thống kê của cơ sở này, so với những năm trước, tỷ lệ mắc SXH ở người lớn ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 1991, chỉ chiếm 14%, năm 2004 lên 30%, năm 2006 là 50,1% và hiện nay là 75%.
 
Theo TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, nhiều người dân rất chủ quan cho rằng đã mắc SXH thì sẽ không mắc lại. Tuy nhiên, việc tái mắc vẫn xảy ra và lần mắc sau sẽ nặng hơn lần trước. Lý giải điều này, ông Hiển cho biết khi bị nhiễm một trong bốn tuýp của vi trùng SXH, cơ thể người bệnh sẽ sinh ra kháng thể chống lại tuýp đó. Nếu người mắc SXH lần hai, thủ phạm gây bệnh thường là tuýp vi trùng khác. Khi đó, hai kháng thể của hai tuýp vi trùng khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch.
 

Lưu ý bệnh

Để tránh trường hợp sốc SXH, khi thấy trẻ sốt cao trên hai ngày, có một trong các dấu hiệu: Bứt rứt, lăn lộn hoặc li bì, lơ mơ, nói sảng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; đau bụng; tay chân lạnh; lừ đừ, nằm một chỗ không chơi hoặc bỏ bú, bỏ ăn uống;… thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Đặc biệt, không được dùng thuốc Aspirin vì thuốc này sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến tử vong. Tốt nhất sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước.
 
Đối với bệnh nhân SXH, không thể tiên đoán được bệnh sẽ tiến triển nặng hay nhẹ, mà phụ thuộc vào  từng trường hợp, dù có thể mắc  tuýp gây bệnh giống nhau. Do đó, vấn đề theo dõi, cấp cứu điều trị kịp thời các biến chứng của bệnh có vai trò rất quan trọng. Người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà. Tuyệt  đối không được truyền các dung dịch có đường, dung dịch pha vitamin, có đạm vì rất dễ dẫn tới sốc, gây tổn thương não, nguy hiểm đến tính mạng. 
 
TS Trần Thanh Dương
 
Vân Khánh - Thu Phương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ghép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

Ghép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, đây được xem là một trong những ca ghép thận khó khăn nhất từ trước đến nay của bệnh viện.

Cho con uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' trong vùng kín của bé gái 6 tuổi

Cho con uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' trong vùng kín của bé gái 6 tuổi

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Được gia đình gặng hỏi, cháu bé kể có nhét một dị vật vào trong âm đạo khi ở trường.

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Chiều 18/9, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tổ chức lễ ký Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Sau 30 phút uống thuốc điều trị đau họng, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng, được người nhà đưa đi cấp cứu.

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Béo phì là một trong những yếu tố tiên lượng nặng của cúm. Bệnh nhân béo phì nhiễm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh, cần can thiệp điều trị tích cực, kịp thời.

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh nhi Mông Hoàng Thảo Ng. (nữ, 11 tuổi), dân tộc Tày là nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ - Phúc Khánh - Bảo Yên - Lào Cai.

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bị ho lâu ngày nhưng tự uống thuốc ho không khỏi, người đàn ông ở Nam Định đi khám bất ngờ phát hiện bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn thời gian dài, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Y tế - 4 ngày trước

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngày 16/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả sau bão lụt...

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau nhiều, sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử, nhiều mủ và giả mạc.

Top