Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch sốt xuất huyết: Nguy cơ nhiễm bệnh ồ ạt

Thứ tư, 08:06 08/09/2010 | Y tế

GiadinhNet - Đợt dịch đợt năm nay bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, có những ca xuất huyết nội tạng, trụy mạch, nôn ra máu...

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, Trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), đợt dịch sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội năm nay không ồ ạt như năm 2009. Tuy nhiên, đợt dịch này bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, có những ca xuất huyết nội tạng, trụy mạch, nôn ra máu...

Hà Nội: Bệnh nhân ít nhưng bệnh nặng

Cho đến ngày 7/9, bệnh nhân Nguyễn Ngọc Tuấn (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) tuy đã qua cơn nguy kịch nhưng bệnh SXH vẫn chưa thuyên giảm.

Theo PGS Trịnh Thị Ngọc, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục không thể giảm. Sau 5 ngày điều trị, đến nay vẫn còn hiện tượng da xung huyết. 
   
Theo PGS Trịnh Thị Ngọc, dịch SXH năm nay vẫn là tuýp 2 như dịch năm 2009 và cũng là cùng tuýp với dịch đang bùng phát tại các vùng trong cả nước.
 
"Đợt dịch này tại Hà Nội, bệnh nhân ít hơn đợt dịch năm 2009 đến 10 lần nhưng thường rất nặng, với những diễn biến bệnh nhanh, đột ngột sốt cao liên tục, có biểu hiện nhức hai hố mắt, đau khắp người. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng xuất huyết nội tạng, nôn ra máu, trụy mạch, xuất huyết não, nếu cấp cứu không kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng”.
 
Bệnh nhân Nguyễn Ngọc Tuấn (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn còn biểu hiện da xung huyết trong ngày điều trị thứ 5 (chụp ngày 7/9).
 Ảnh: V.Khánh

Đặc biệt, tại khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai) đã cấp cứu bệnh nhân SXH bị tổn thương hệ thống tủy xương. Khi hệ thống này bị tổn thương làm bệnh nhân giảm tiểu cầu, gây tổn thương gan, men gan lên cao 1.000 U/L (người bình thường là 30 U/L).

Theo các chuyên gia dịch tễ, dịch SXH tại Hà Nội hiện nay do loại virus D1, D2 gây ra.
D1 là tuýp cổ điển, biểu hiện lâm sàng nhẹ như mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, xuất huyết ít, nhanh khỏi. Sau khi mắc bệnh, trong người bệnh nhân sẽ có kháng thể với huyết thanh D1, bệnh nhân vẫn có thể mắc SXH do tuýp huyết thanh khác. Tuy nhiên, lúc này trong cơ thể tồn tại song song hai loại kháng thể nên dễ xảy ra xung đột giữa chúng, gây phản ứng tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, xuất huyết, trụy tim mạch...
 
Tuýp D2 có khả năng khiến bệnh nhân tái nhiễm và nguy cơ sốc tái nhiễm,  khả năng tử vong cao hơn.
 
TPHCM: Có thể tăng cực điểm
 
Các chuyên gia y tế cho biết, đặc điểm của muỗi truyền virus gây bệnh SXH thường sống ở đô thị, gần người, trong nhà hoặc ngay cạnh nhà. Chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm và buổi chiều tối.
 
Bệnh SXH chỉ lây từ người bệnh sang người khỏe thông qua muỗi. Nếu trong nhà có người bị SXH, phải thực hiện ngay các biện pháp tránh bị muỗi đốt (như: Nằm màn, bôi kem chống muỗi, dùng nhang diệt muỗi...).
 
SXH có biểu hiện ban đầu giống hệt các triệu chứng sốt virus khác nên nhiều người chủ quan tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu uống không đúng thuốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Theo BS. Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở Y tế TPHCM, dù đã có kế hoạch triển khai phòng chống SXH và tiến hành kiểm tra chặt chẽ, nhưng bước qua hai tuần cuối tháng 8, số ca SXH đã vọt lên 300 ca/tuần, tăng gấp đôi so với các tuần trước đó.
 
Hiện Q.7 là một trong những điểm nóng về SXH của toàn thành phố. Các quận, huyện khác đang nằm trong "tầm ngắm" của dịch SXH là 8, 9, Bình Tân, Nhà Bè, Tân Bình, Thủ Đức... 

BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho hay: "Trong công tác phòng chống dịch, 24 quận, huyện làm chưa triệt để. Xác định những nơi cần can thiệp chưa rõ ràng, dàn trải nên hiệu quả phòng chống dịch chưa tốt, SXH vẫn không kiểm soát được. Vùng nguy cơ đã được xác định rõ nhưng việc triển khai phòng chống dịch ở những nơi này vẫn chưa tốt. Nếu không ngăn chặn các điểm nguy cơ bùng phát dịch trong tháng 8, SXH có thể sẽ tăng lên cực điểm. Trong mùa dịch này, vùng nguy cơ có ổ dịch rất nhiều, đôi khi ở phường xã cũng có vài ba điểm dịch".       

Thống kê tại BV Nhi Đồng 1 ngày 7/9 cho thấy, số trẻ đang điều trị nội trú SXH  hơn 100 ca, trong đó trẻ ở TPHCM chiếm hơn 40%.
 
Tại BV Nhi Đồng 2 cũng có gần 50 trẻ SXH đang điều trị nội trú. Đó là chưa kể số trẻ em mắc bệnh đang điều trị ngoại trú và số người lớn bị SXH đang điều trị tại các BV khác.
 
BS Nguyễn Minh Tuấn, Phó Khoa Sốt xuất huyết BV Nhi Đồng 1 khuyến cáo, hiện số lượng trẻ nhập viện vì SXH rất đông, nhiều trường hợp phải truyền dịch, trong 21 ca SXH phải truyền dịch vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9, có đến 18 ca bị sốc nặng.
 
"Hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 25 ca SXH mới nhập viện, số ca nặng chiếm khoảng 10%. Điều đáng ngại là bệnh nhi chủ yếu ở lứa tuổi từ 5 - 15" - BS Tuấn cho biết.
 

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong 35 tuần cả nước ghi nhận 4.319 trường hợp mắc SXH, không có ca nào tử vong. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên tăng 2,2 lần cùng kỳ 2009. Một số tỉnh, thành đang xảy ra dịch như: Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum. SXH là bệnh không có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó biện pháp phòng chống hiệu quả là diệt mỗi, bọ gậy.

 Vân Khánh - Huyền Trang

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 1 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 3 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top