Điều trị Sarcoma mô mềm ở các chi
Sarcoma mô mềm là khối u ác tính phát triển trong mô mềm của các chi. Bác sĩ Leon Foo, chuyên gia cơ xương khớp, Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore chia sẻ về tình trạng này và các lựa chọn điều trị khác nhau.

Sarcoma mô mềm là gì?
Sarcoma mô mềm là một nhóm các khối u ác tính có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, phát triển trong các mô mềm của cơ thể. Đây là một dạng khối u ác tính tương đối hiếm gặp, tỉ lệ 2-3 người trên 100.000 người mỗi năm.
Sarcoma mô mềm có thể phát triển trong cơ, lớp sâu của da, mỡ, mạch máu, dây thần kinh và các mô liên kết khác. Dù có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng hầu hết đều bắt đầu ở tay và chân. Bài viết này sẽ tập trung vào điều trị sarcoma mô mềm ở cánh tay và chân.
Các triệu chứng của sarcoma mô mềm
Sarcoma mô mềm tương đối hiếm gặp và hầu hết các khối u có thể nhìn thấy không phải là sarcoma, mà là một cụm tế bào mỡ vô hại (lành tính) được gọi là lipoma.
Sarcoma mô mềm xuất hiện dưới dạng một khối u không đau, phát triển theo thời gian và có thể không được chú ý cho đến khi nó đè lên các cơ hoặc dây thần kinh. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có khối u ngày càng lớn hoặc gây đau.
Điều gì gây ra sarcoma mô mềm?
Nguyên nhân của sarcoma mô mềm chưa được tìm hiểu đầy đủ, nhưng rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau:
- Tiền sử gia đình mắc một số bệnh, bao gồm u xơ thần kinh và hội chứng Gardner, là những rối loạn khiến khối u phát triển ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể.
- Tiếp xúc với một số hóa chất như asen, vinyl clorua hoặc dioxin.
- Tiếp xúc với bức xạ, kể cả trong quá trình điều trị các loại bệnh ác tính khác. Sarcoma mô mềm có thể phát triển nhiều năm sau khi điều trị, điển hình là 10 – 20 năm sau khi tiếp xúc với bức xạ.

Sarcoma mô mềm được chẩn đoán như thế nào?
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị sarcoma mô mềm, bạn có thể cần chụp MRI hoặc sinh thiết để biết liệu sarcoma có lan rộng hay không. Trong đó, sinh thiết có thể được thực hiện theo một trong 2 cách là sinh thiết kim lõi qua da để lấy mẫu tế bào phân tích và phẫu thuật sinh thiết mở thông qua gây mê toàn thân để lấy mẫu lớn mà không gây vỡ khối u.
Điều trị sarcoma mô mềm ở cánh tay hoặc chân như thế nào?
Hiện có nhiều phương pháp điều trị, tùy vào chẩn đoán mô bệnh học, kích thước, vị trí, cấp độ và giai đoạn của sarcoma mô mềm bác sĩ sẽ có khuyến nghị phù hợp như sau:
Cắt cụt chi
Đây là thủ thuật hiếm gặp, nhưng nếu ung thư không thể phẫu thuật, có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt bỏ chi để cứu sống người bệnh.
Phẫu thuật bảo toàn chi
Mục tiêu của bác sĩ sẽ luôn là bảo vệ và cứu chữa chi của người bệnh, cũng như tối ưu hóa chức năng thông qua sửa chữa hoặc tái tạo các mô mềm đã bị loại bỏ bằng cách sử dụng mô ghép từ chính bản thân bệnh nhân (ghép tự thân), từ người hiến tặng đã chết (ghép đồng loại) hoặc thậm chí bằng cách sử dụng kỹ thuật tái tạo mô, nếu có.
Thông thường, bác sĩ sẽ chon các phương pháp phẫu thuật nhằm giảm khả năng hạn chế tối đa nguy cơ tái phát của khối u. Và, mô bị cắt bỏ sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm để xác nhận phân loại mô học, cũng như để đảm bảo rằng không có tế bào khối u nào xuất hiện xung quanh các cạnh của mẫu mô bị loại bỏ (bờ phẫu thuật âm tính).
Nếu các cạnh của mô sạch sẽ (bờ phẫu thuật âm tính), bạn có thể không cần điều trị thêm. Tuy nhiên, nếu các tế bào ung thư được tìm thấy xung quanh các cạnh, có thể các tế bào ung thư đã bị bỏ sót lại tại vị trí phẫu thuật, vì vậy bác sĩ sẽ đề nghị xạ trị để tiêu diệt các tế bào còn lại hoặc phẫu thuật thêm.
Tôi có thể mong đợi điều gì khi trải qua phẫu thuật bảo toàn chi?
Phẫu thuật được thực hiện trong 2 giai đoạn dưới gây mê toàn thân. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u, cùng với một phần mô khỏe mạnh (cắt bỏ toàn bộ, diện rộng).
Giai đoạn thứ hai tập trung vào phẫu thuật tái tạo, với mục đích tối ưu hóa chức năng của chi. Nếu xương hoặc khớp đã bị cắt bỏ đồng thời, thì một bộ phận giả hoặc ghép xương sẽ được đưa vào để thay thế xương hoặc khớp bị mất.
Cuối cùng, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng mô mềm khỏe mạnh từ cơ thể bạn để đóng vết thương. Tùy thuộc vào chẩn đoán mô học và bờ phẫu thuật, bạn có thể phải trải qua một đợt xạ trị và/hoặc hóa trị sau phẫu thuật.

Có những rủi ro khác liên quan đến phẫu thuật bảo toàn chi không?
Bất kỳ phẫu thuật nào cũng có những rủi ro trong quá trình phẫu thuật. Cụ thể đối với phẫu thuật bảo toàn chi, ngoài rủi ro nhỏ là phẫu thuật có thể thất bại, bạn có thể gặp phải:
- Mất máu nặng và thiếu máu
- Nhiễm trùng vết mổ
- Lỏng hoặc gãy implant hoặc ghép xương
- Thâm hụt thần kinh cơ, ví dụ: tê hoặc yếu cơ
Mất bao lâu để phục hồi?
Có thể phải nằm viện tối đa 7 ngày để bác sĩ theo dõi quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Thường mất khoảng 3 tuần để vết mổ lành lại. Nếu xương chi dưới của bạn bị ảnh hưởng, bạn cần phải di chuyển bằng các thiết bị hỗ trợ như nạng hoặc khung tập đi trong 6 tuần.
Bạn cũng có thể cần phải trải qua liệu pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng dưới dạng bệnh nhân ngoại trú trong ít nhất 2 tháng để có thể lấy lại khả năng cử động và chức năng của chi.

Hóa trị
Nếu phát hiện ra các tế bào khối u đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bác sĩ sẽ đề nghị hóa trị.
Xạ trị
Nếu bạn quá yếu để phẫu thuật hoặc khối u quá khó để loại bỏ bằng phẫu thuật, xạ trị có thể được đề xuất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bạn cũng có thể được xạ trị sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại như một biện pháp phòng ngừa.
Sarcoma mô mềm có thể tái phát không?
Nguy cơ tái phát có thể xảy ra, ngay cả khi điều trị thành công. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các dấu hiệu tái phát để phát hiện và điều trị sớm. Đồng thời, bác sĩ cũng sắp xếp khám, kiểm tra thường xuyên để loại trừ nguy cơ tái phát hoặc di căn.
TƯ VẤN TRỰC TIẾP TẠI HÀ NỘI NGÀY 27/4/2023 CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP DR LEON FOO & CHUYÊN KHOA PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ DR HO GAY HUI TỪ BỆNH VIỆN MOUNT ELIZABETH SINGAPORE Các bệnh lý về sẽ được 2 chuyên gia tư vấn bao gồm: - Cơ xương khớp (BS Leon Foo): + Tái tạo bề mặt, tái tạo và thay khớp gối + Phẫu thuật bảo tồn và tái tạo chi đối với các khối u xương và mô mềm + Điều trị các vấn đề về hông, đầu gối và vai do thoái hóa…- Các vấn đề về u vú, phẫu thuật bảo tồn vú, ... (BS. Ho Gay Hui) Truy cập đường link sau để đăng ký tư vấn miễn phí: http://shorturl.at/djw04 Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký tham dự, xin liên hệ: |
PV

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 14 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 17 giờ trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.