Điều trị tè dầm cho trẻ như thế nào?
GiadinhNet - Con trai tôi đã 6 tuổi nhưng ngủ đêm vẫn hay đái dầm. Đóng bỉm cho cháu thì không đành, mà không đóng bỉm thì cả đêm ngủ không ngon giấc vì chỉ sợ cháu tè dầm ra đệm.
Lê Hùng (Hà Nội)

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đái dầm: Di truyền, rối loạn nhận thức lúc ngủ, rối loạn động học bàng quang, tiểu nhiều ban đêm, các yếu tố tâm lý và sự chậm trưởng thành.
Ðái dầm có thể xuất hiện ngay lúc đầu (đái dầm nguyên phát) hoặc sau một thời gian trên 6 tháng không đái dầm (đái dầm thứ phát). Ða số trẻ đái dầm thường xảy ra lúc ngủ nhưng cũng có thể kết hợp với các triệu chứng khác của bàng quang (đái gấp, đái lắt nhắt, rối loạn chức năng đi đái) vào lúc thức.
Bạn có thể điều trị đái dầm cho con bằng cách:
Ðiều trị “tác động”:
- Khuyến khích trẻ không uống nước 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Khuyến khích trẻ tiểu hoàn toàn trước giờ ngủ.
- Hướng dẫn trẻ tự dọn dẹp giường vào buổi sáng khi đái dầm.
- Lập biểu đồ theo dõi diễn tiến và khen thưởng trẻ mỗi đêm không đái dầm.
Phương pháp điều trị ban đầu hợp lý, đặc biệt áp dụng với các trẻ nhỏ. Tỷ lệ ngưng đái dầm hoàn toàn là khoảng 25%. Khi đạt được tình trạng ngưng đái dầm kéo dài, tỷ lệ tái phát thấp.
Ðiều trị "hành vi" (giúp trẻ tự thức dậy để đi tiểu):
- Huấn luyện đi tiểu ban đêm: Đánh thức trẻ với khoảng thời gian giảm dần trong vài đêm để trẻ tự đi tiểu hoặc giúp trẻ tự thay đồ khi đái dầm.
- Dụng cụ báo động tiểu dầm: Dụng cụ nhỏ, được mặc trực tiếp vào quần của trẻ và phát ra báo động bằng âm thanh hoặc rung động khi nước tiểu được cảm nhận ở quần lót. Có thể ngưng mang dụng cụ khi trẻ không đái dầm ít nhất 3 tuần liên tiếp. Tỷ lệ ngưng đái dầm lâu dài là 70%. Hiệu quả nhất khi kết hợp với các phương pháp điều trị hành vi khác hoặc phương pháp dùng thuốc.
Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ đái dầm tự hết khoảng 15% mỗi năm, khoảng 1% trẻ 15 tuổi vẫn còn đái dầm. Nếu trẻ đến 8 tuổi vẫn còn đái dầm thì cần trấn an trẻ chứ không nên trêu chọc vì đái dầm không phải là lỗi của trẻ. Các phương pháp điều trị "tác động" và điều trị "hành vi" giúp trẻ thức dậy đi tiểu và khen thưởng là phù hợp nhất với độ tuổi này.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 1 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào thời điểm nào hiệu quả nhất? 7 nhóm người này tốt nhất không nên dùng
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 13 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 15 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất
Sống khỏe - 23 giờ trướcNghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặpThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.