Đoán bệnh qua màu nước tiểu bất thường
Bạn có bao giờ thấy nước tiểu có màu trắng đục, nổi bọt hay thậm chí có máu?

Khi đi khám tổng quan, bạn thường được yêu cầu lấy nước tiểu để xét nghiệm. Đây là yếu tố giúp bạn có thể phát hiện ra nhiều loại bệnh.
Lúc bạn khỏe mạnh bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt, không có mùi lạ, bọt. Nếu có bọt, hiện tượng đó cũng sẽ biến mất sau vài phút.
Dưới đây là một số tình trạng khác lạ của nước tiểu bạn cần đề phòng:
1. Nổi bọt
Trong nước tiểu có những bọt bong bóng nổi lên nhưng không tan trong một thời gian dài. Đây là dấu hiệu sớm của viêm thận. Vì protein không thể lọc và hấp thụ hết nên chúng xuất hiện trong nước tiểu thải ra ngoài gây bọt.
Số lượng bọt càng nhiều chứng tỏ chức năng của thận càng bị suy giảm mạnh.

Nước tiểu giúp cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm tiềm ẩn
2. Tiểu ra máu
Nước tiểu có máu có thể do đường tiết niệu chảy máu vì viêm nhiễm, sỏi, u. Ngoài ra, viêm thận cũng dẫn tới hiện tượng này.
Trong điều kiện bình thường, sẽ không có hoặc chỉ có một lượng nhỏ máu trong nước tiểu. Nếu lượng máu vượt qua 1ml trên 1 lít nước tiểu sẽ gây đổi màu, điều đó báo hiệu bệnh tật đang hiện diện. Đó là tình trạng của sỏi, u, nhiễm trùng thận, buồng trứng đa nang và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tuy nhiên, nước tiểu màu đỏ cũng chưa chắc do chảy máu. Đó có thể do sự ảnh hưởng của chế độ ăn, các loại thuốc, tập luyện quá sức.
3. Màu vàng sẫm
Khi gan và túi mật có vấn đề bất ổn, mật không thể tiết vào đường ruột suôn sẻ. Khi đó, mật thoát ra ngoài qua đường tiết niệu tăng khiến nước tiểu có màu vàng đậm.
Ngoài ra, nước tiểu sẫm màu cũng do tập thể dục cường độ cao.
Tuy nhiên, nếu bạn đã ngừng vận động mạnh mà tình trạng trên vẫn xảy ra, bạn nên đi khám gan, mật dù chưa có triệu chứng tiêu biểu như vàng da.
4. Màu xanh
Đa số các trường hợp có nước tiểu màu xanh liên quan tới việc sử dụng thuốc. Nhìn chung, khi bạn ngưng dùng thuốc, hiện tượng trên sẽ được cải thiện. Trong trường hợp này, bạn không cần phải lo lắng.
Ngoài ra, bệnh nhân bị sốt phát ban, ngộ độc vitamin D hoặc bị tăng canxi máu cũng có thể đi tiểu có màu xanh.
5. Màu nâu
Tập luyện vận động quá mức sẽ phá hủy các tế bào, khiến myoglobin (một loại protein liên kết sắt và oxy trong máu) thoát ra đường tiểu. Khi đó, nước tiểu có màu nâu sẫm không giống bình thường.
Nước tiểu màu nâu cũng có thể do bạn uống không đủ nước. Trong trường hợp ngược lại, nếu bạn uống nhiều nước mà nước tiểu vẫn bị sẫm màu, có thể thận bạn đang gặp vấn đề.
6. Màu trắng đục
Hiện tượng này xảy ra phổ biến do tồn tại sự viêm nhiễm. Bạn cần đề phòng với các căn bệnh như nhiễm trùng niệu đạo, viêm thận.
Khi dịch dưỡng (bạch huyết và các chất béo tự do hình thành ở ruột non, có màu như sữa) đi vào nước tiểu sẽ làm nước tiểu đổi màu trắng đục. Lúc này, khả năng bệnh nhân bị bệnh giun chỉ bạch huyết, lao.
Khi nước tiểu đổi màu bất thường, bạn cần quan tâm theo dõi một thời gian. Nếu tình trạng không trở về bình thường dù bạn đã ngừng vận động mạnh, không sử dụng thuốc, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra.
Mọi người nên đi khám tổng quát để có thể xét nghiệm nước tiểu một lần mỗi năm. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng phát hiện nhiều loại bệnh nếu có.
Theo VietNamNet

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 11 giờ trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 13 giờ trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Khi phát hiện có nốt đen ở gan bàn chân, bà P. tự đi chích, đốt điện và dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hậu quả, vết thương của bà ngày càng lan rộng, loét sâu, đau đớn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Báo cáo mới nhất do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) công bố đã đưa ra 10 khuyến nghị về phòng ngừa ung thư đáng được quan tâm.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.