Doanh nghiệp Xuân Trường làm các dự án du lịch tâm linh: Nhà nước đầu tư ngàn tỷ, vẫn nói “không dùng một đồng ngân sách”
Sau đề xuất làm siêu dự án Khu du lịch tâm linh Hương Sơn khiến dư luận dậy sóng, gần đây ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường (DNXT) đã đăng đàn trả lời báo chí về một số vấn đề trong đó có nêu “chúng tôi không sử dụng một đồng tiền ngân sách nào cả”. Sự thật có phải như vậy không?
"Không sử dụng một đồng ngân sách Nhà nước"(!)
Trả lời báo VietNamNet, đại diện DNXT cho hay, nguồn vốn thực hiện dự án Khu du lịch tâm linh Hương Sơn mà doanh nghiệp này đề xuất là vốn tự có, vốn huy động xã hội hóa và tiền công đức từ các Phật tử, không sử dụng ngân sách nhà nước.
Với dự án Khu Du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc, ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc DNXT cho biết, tổng vốn đầu tư được phê duyệt là hơn 4.000 tỷ, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vốn huy động hợp pháp và tiền công đức của các Phật tử. Việc báo chí đưa tin về dự án hồ Núi Cốc, chủ đầu tư được cấp hơn 14.000 tỷ từ ngân sách nhà nước là không đúng, "Chúng tôi không sử dụng một đồng tiền ngân sách nào cả", ông Nguyễn Văn Trường khẳng định.
Sự thật hoàn toàn trái ngược
Sau phát biểu của ông Nguyễn Văn Trường, nhiều chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội cho rằng đó là phát biểu không đúng thực tế, có ý bao biện. Theo PGS-TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, người từng dự cuộc họp phản biện dự án cho biết: Ngay từ khi doanh nghiệp đề xuất chủ trương thì Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam có tổ chức hội thảo mời phản biện, lúc đó mới ngớ người ra không phải Xuân Trường làm hết. Việc lập đồ án không ổn tí nào, doanh nghiệp nói sẽ đầu tư tới khoảng 15.000 tỷ đồng nhưng thực chất Nhà nước phải bỏ ra hơn 14.000 tỷ đồng.
Trước thông tin ông Nguyễn Văn Trường khẳng định nêu trên, PGS Đào Trọng Tứ bức xúc cho biết những thông tin ông nêu là có chứng cứ xác thực vì ông từng tham gia phản biện.
Theo Luật sư Trương Anh Tú (Hà Nội): Phát biểu của chủ DNXT rằng "chúng tôi không sử dụng một đồng ngân sách Nhà nước" nghe thì có vẻ rất hay nhưng không đúng, dễ lập lờ khiến dư luận hiểu lầm. Để đầu tư một siêu dự án khu du lịch tâm linh thì phần xây chùa chiền, dịch vụ một vài nghìn tỷ đồng vẫn là rất nhỏ so với tổng thể đầu tư cho hạ tầng, giải phóng mặt bằng. Trên thực tế như ở Khu du lịch Hồ Núi Cốc, ngay cả khi Chính phủ chưa phê duyệt tổng thể dự án nhưng dự án đã khởi công và thông tin báo chí cho biết đã có hơn 2.000 tỷ đồng tiền ngân sách Nhà nước chi ra cho giải phóng mặt bằng. Đó là chưa kể đầu năm 2018, DNXT được chỉ định thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng đường Bắc Sơn kéo dài đoạn từ Km0 00 đến Km3 500 (nút giao đường Tố Hữu) với tổng vốn đầu tư lên tới trên 1.079 tỷ đồng (hợp đồng BT). Với việc trúng các dự án BT, doanh nghiệp còn được lợi khi được giao đối ứng những khu đất vàng trị giá nhiều tỷ đồng. Như tại dự án này, địa phương nói phê duyệt 4.000 tỷ phần xã hội hóa là các hạng mục tâm linh và dịch vụ giao cho DN Xuân Trường nhưng phần hạ tầng, đường sá liên quan lên tới hơn 10.000 tỷ đồng và Thái Nguyên xin ngân sách Trung ương hỗ trợ 80%, địa phương 20%. Vậy không dựa vào ngân sách Nhà nước để làm hạ tầng thì phần tâm linh, dịch vụ làm sao có thể triển khai? Chẳng khác nào nhà nước trồng cây từ gốc, doanh nghiệp chăm phần ngọn và…hái quả(!).
Bản đồ quy hoạch không gian kiến trúc Khu du lịch tâm linh Hương Sơn do doanh nghiệp Xuân Trường đề xuất
Tiền nhà nước rót hàng nghìn tỷ, vẫn nói "không dùng một đồng"
Cũng liên quan tới dự án trên, tháng 10/2017, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh giảm quy mô, nguồn vốn xây dựng của dự án từ 9.980 tỷ đồng xuống còn 6.838,3 tỷ đồng, trong đó đề xuất vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 80%, còn lại là ngân sách địa phương... Như vậy, có tới 80% ngân sách Trung ương hỗ trợ, chưa kể ngân sách Nhà nước từ địa phương. Vậy thì căn cứ vào đâu để ông Nguyễn Văn Trường có thể "mạnh mồm" tuyên bố: "Không dùng một đồng vốn Nhà nước"?
Nhiều hạng mục xây dựng lớn khiến dư luận lo ngại bê tông hóa phá vỡ di tích quốc gia đặc biệt Hương Sơn
Trở lại với đề xuất siêu dự án Khu du lịch tâm linh Hương Sơn, có phải hoàn toàn "dùng vốn tự có, vốn huy động xã hội hóa và tiền công đức từ các Phật tử, không sử dụng ngân sách nhà nước" như ông Trường trả lời báo chí?
Tại bản Tóm tắt dự án đầu tư kèm theo công văn số 315/CV-DNXT ngày 7-11-2018 của Doanh nghiệp Xuân Trường gửi Thường trực Thành ủy, UBND TP Hà Nội "về việc cho phép đầu tư dự án Khu du lịch tâm linh Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội" do chính ông Nguyễn Văn Trường ký, tại phần kiến nghị, ông Nguyễn Văn Trường nêu rõ: "Đề nghị UBND TP, các sở ban ngành sớm phê duyệt dự án, đầu tư ngân sách thành phố giải phóng mặt bằng giao đất cho doanh nghiệp để doanh nghiệp sớm đưa công trình khu du lịch sinh thái Hương Sơn vào xây dựng"; "Đề nghị Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng khu du lịch Hương Sơn, để khu du lịch Hương Sơn sớm đi vào hoạt động cùng với khu du lịch Tam Chúc tỉnh Hà Nam…".
Văn bản đề nghị Nhà nước bỏ tiền đầu tư hạ tầng, giải phóng mặt bằng bàn giao cho DN làm khu tâm linh, dịch vụ do ông Nguyễn Văn Trường ký
Chính vì lo ngại trước thực trạng đó mà Ủy viên Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ việc doanh nghiệp Xuân Trường đề xuất xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn, vì bà rất băn khoăn, lo lắng cho việc bất hợp lý trong việc sử dụng vốn nhà nước trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn và cần ưu tiên cho những lĩnh vực then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nếu chi hàng nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng - rồi để cho doanh nghiệp xây chùa, các khu dịch vụ để thu tiền là bất hợp lý.
Với những kiến nghị của DNXT nêu trên, hoàn toàn thấy rõ việc ông Nguyễn Văn Trường nói "không dùng một đồng ngân sách Nhà nước" là không đúng sự thật, chỉ là lập luận kiểu lập lờ, dễ khiến dư luận hiểu lầm siêu dự án không hề dùng ngân sách Nhà nước mà được dùng vốn xã hội hóa do DN Xuân Trường khởi xướng.
Theo Tổ Quốc
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 33 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 42 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.