Dự án TP bên sông Hồng: Công bố đối tượng di dời trong năm?
Giadinh.net - Cùng với nỗi lo phải di dời khi dự án TP sông Hồng được thực hiện của 17 vạn dân sống 2 bên bờ sông, cơ quan chức năng TP Hà Nội cũng đang nớm nớp trước tình trạng đất công ở 2 bên bờ sông đoạn chảy qua Hà Nội bị lấn từng ngày.
PV Báo GĐ&XH đã phỏng vấn ông Đỗ Viết Chiến, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội xung quanh những vấn đề mà dự án thành phố bên sông đang gặp phải.
Đất công “hô biến” thành đất tư
Hình như dự án xây dựng thành phố bên sông đang chững lại và tiến độ có vẻ chậm chạp phải không, thưa ông?
- Tôi khẳng định là không. Hiện dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 (nghiên cứu) và chuyển sang giai đoạn tiếp thu ý kiến đóng góp, nghiên cứu chỉnh sửa, để hoàn thiện quy hoạch cơ bản, trình nhà nước thẩm định và phê duyệt (giai đoạn 2). Chúng tôi đang chuẩn bị tổ chức trưng bày tiếp để lấy ý kiến nhân dân về dự án này. Triển lãm Quy hoạch và phát triển đô thị ven sông Hồng sẽ được trưng bày trong vòng một năm (từ 2/5/2008 đến 2/5/2009) tại Cung thể thao Quần Ngựa. Dự kiến, dự án này sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 6/2009.
Ông Đỗ Viết Chiến
Có nghĩa, còn một khoảng thời gian khá dài nữa dự án này mới có thể triển khai, liệu rằng quỹ đất dọc hai bên sông Hồng (đoạn qua Hà Nội) vốn là quỹ đất công, có bị biến thành đất “tư” và nhà nước sẽ phải chi khoản tiền lớn mới giải phóng mặt bằng được, thưa ông?
- Đúng là vấn đề bức xúc hiện nay là việc quản lý quỹ đất hai bên bờ sông. Hiện tượng lấn chiếm đất công, dần dần được hợp thức hoá hoặc chuyển đổi đất vườn, ruộng thành đất ở là khá phổ biến. Và khi có dự án, nhà nước phải chi những khoản tiền cực lớn để giải phóng mặt bằng. Nếu nhà nước không sớm quan tâm đến việc này thì khi dự án được triển khai, sẽ rất khó giải phóng mặt bằng và rất tốn kém. Thậm chí, lúc đó việc giải quyết vấn đề môi trường bên sông cũng rất nan giải, vì việc xây dựng tự phát tràn lan khiến môi trường nơi đây ô nhiễm trầm trọng, chưa kể 2 vạn bể phốt đổ thẳng ra sông Hồng.
Vậy số phận của 1.500 ha đất “bóc” ra từ thềm đất bãi là nguồn vốn cho dự án xây dựng thành phố bên sông thì như thế nào, thưa ông?
>> Dự án thành phố bên sông Hồng
- Bức tường bê tông tự phát từ năm 1954 trở lại đây ngày càng dày, lòng sông bị thu hẹp dẫn đến nguy cơ nếu lũ lụt lớn xảy ra. Nếu không sớm thực hiện dự án thì 1.500 ha đất này cũng sẽ bị lấn chiếm. Có nghĩa bãi đất trống vốn là nguồn nuôi dự án nhằm tái đầu tư trở lại sẽ bị triệt đi, đồng nghĩa với việc sẽ mất đi nguồn lực đầu tư, lại quay về số 0, không có tiền đầu tư dự án.
Số dân phải di dời phụ thuộc vào dự án hành lang thoát lũ
Khi dự án triển khai cũng đồng nghĩa với việc 17 vạn dân ven sông sẽ phải di dời?
- Không phải cứ có dự án là toàn bộ dân cư ở đó phải di dời. Ví dụ như dân cư ở Bát Tràng hay khu vực Đầm Trấu, sau khi chỉnh dòng thì những khu vực đó vẫn còn nguyên. Còn con số 17 vạn dân là số dân nằm ngoài đê. Lượng dân phải di dời nhiều hay ít là phụ thuộc vào hành lang thoát lũ.
Theo ông thì sẽ có khoảng bao nhiêu vạn dân phải di dời?
- Cái đó còn phụ thuộc vào việc tính toán cụ thể sau này. Nhưng chắc chắn có hai đối tượng phải di dời: Một là những gia đình nằm trong hành lang thoát lũ thì buộc phải di dời, chậm nhất là 5 năm sau khi quyết định triển khai có hiệu lực. Hai là những gia đình nằm trong hành lang bảo vệ đê, theo quy định là trong phạm vi 5 mét (áp dụng cho phạm vi trong đô thị).
Bao giờ thì 17 vạn dân ven sông biết chính xác mình có phải di dời hay không?
- Năm 2008 này sẽ phê duyệt hành lang thoát lũ sông Hồng, đê sông Hồng sẽ được kết hợp cải tạo, mở rộng và có chỗ sẽ xây mới. Tôi không dám khẳng định chính xác bao giờ người dân biết về việc di dời hay không nhưng có điều, lượng di dời phụ thuộc vào quy hoạch hành lang thoát lũ, mà năm nay sẽ được phê duyệt.
Dự án sông Hồng không phải là “sông Hàn phẩy”
Ông nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng, vì phía Hàn Quốc chi tới 90% kinh phí nên chúng ta mới xây dựng thành phố sông Hồng giống như thành phố bên sông Hàn của họ?
- Trước tiên, tôi khẳng định là không. Phía Hàn Quốc chỉ bỏ ra 90% kinh phí là để lập dự án chứ không phải là kinh phí đầu tư. Sau khi có quyết định phê duyệt của Thủ tướng, chúng tôi mới kêu gọi đầu tư. Việc TP Hà Nội và TP Seoul hợp tác nghiên cứu phát triển khu vực sông Hồng qua Hà Nội là vì hai sông này có nhiều điểm tương đồng như: bề ngang của sông, chiều dài chảy qua thủ đô và cùng có thềm đất bãi là quỹ đất nuôi dự án...
Việc hợp tác này có biến thành phố bên sông Hồng của chúng ta thành “TP bên sông Hàn phẩy”?
- Thành phố bên sông của chúng ta có những nét đặc trưng riêng, kiến trúc phù hợp với cảnh quan hai bên bờ sông. Trục không gian xanh sẽ nối từ Cổ Loa tới Hà Tây, từ trục này sẽ xem xét địa điểm trung tâm hành chính quốc gia. Các đô thị lớn sẽ nằm quanh trục không gian xanh, xây dựng các tuyến giao thông nổi và tuyến ngầm trong đô thị. Trong khi đó, các sông trên thế giới, không có sông nào dữ dằn về lũ như sông Hồng. Phía Hàn Quốc đã xây dựng thành công thành phố bên sông Hàn, nên chúng tôi học ở họ cách trị thuỷ thành công.
Có ý kiến cho rằng, việc chỉnh dòng nước chỉ là với mục đích lấn sông, lấy đất để xây dựng khiến dòng nước bị hẹp vào, làm tăng nguy cơ về lũ lụt?
- Tôi khẳng định, dù xây dựng gì thì mục tiêu thoát lũ luôn là mục tiêu hàng đầu. Chỉnh trị thuỷ để thoát lũ chứ không phải là để lấy đất như nhiều người nghĩ. Sau khi chỉnh trị xong thì sẽ dôi ra một quỹ đất lớn, quỹ đất này có thể được dùng để xây dựng, thực hiện các dự án nhưng không phải phần đất dôi nào cũng được dùng để xây dựng. Hơn nữa, không phải cứ chỉnh trị là lấy thêm đất từ sông, khiến lòng sông ngày càng hẹp vào, mà việc chỉnh trị có chỗ thu hẹp lòng sông, có chỗ lại mở rộng lòng sông. Mục đích của các uốn lượn này là kết quả của các cách tính toán số học để việc thoát lũ được đảm bảo.
Xin cảm ơn ông!
Lã Xưa (thực hiện)

Hàng ngàn người đổ về Quảng trường Ba Đình 'check-in' trước thềm đại lễ 30/4: Áo dài, cờ đỏ rực rỡ cả góc trời Hà Nội
Xã hội - 7 phút trướcNhiều người dân cho biết, họ đến đây chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

TP HCM: Điều động 19 cảnh sát để giải cứu vụ kẹt thang máy ở quận 10
Thời sự - 2 giờ trướcNgày 19/4, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ (PC07) Công an TP HCM cho biết vừa xảy ra một vụ kẹt thang máy tại Công ty TNHH Diamond Dream.

Hà Nội đang vào 'mùa đẹp nhất': Từ con ngõ nhỏ tới đường phố lớn rực sắc đỏ tự hào, người người cùng nhau ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất bên lá cờ Tổ quốc
Xã hội - 2 giờ trướcTừng góc phố, hiên nhà nhuộm màu cờ đỏ thắm - sắc màu của niềm tin và sự tự hào.

TPHCM trình diễn drone và 3D Mapping kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước: Chi tiết thời gian và địa điểm
Xã hội - 4 giờ trướcTP.HCM đã biến tháng Tư thành một lễ hội văn hóa khổng lồ, với hàng loạt sự kiện được chuẩn bị công phu, thu hút sự chú ý của hàng triệu người.

Công an khám nhà Bùi Đình Khánh, thu giữ thêm nhiều bánh heroin
Pháp luật - 5 giờ trướcKhám xét nhà đối tượng Bùi Đình Khánh, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện thêm 9 bánh heroin, nâng tổng ma túy đã thu giữ lên 25 bánh heroin.

Hơn 30 trường tư thục Hà Nội tuyển sinh không dùng kết quả thi lớp 10 công lập
Giáo dục - 6 giờ trướcTối 18/4, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT tư thục và trường THPT công lập tự chủ trên địa bàn thành phố.

Nét đẹp các nữ chiến sĩ trong buổi hợp luyện diễu binh
Xã hội - 6 giờ trướcTrong buổi hợp luyện tại Dinh Thống Nhất, TP HCM tối 18/4, các khối diễu binh nữ gây chú ý với vẻ đẹp rạng ngời, bước đi đều tăm tắp, vừa duyên dáng, vừa khí thế.

Người thân, bạn bè khóc nghẹn tại lễ viếng của Thiếu tá công an hy sinh khi đang làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm ma tuý
Xã hội - 6 giờ trướcNgày 18/4, trong lễ viếng của Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải - người vừa hy sinh khi đang làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm ma tuý, ai nấy cũng đều cảm thấy xót xa.

Bùi Đình Khánh khai gì sau khi gây án?
Pháp luật - 7 giờ trướcSau khi gây án, Khánh bắt xe taxi đến các tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Phú Thọ rồi quay lại Hà Nội ra bến xe Nước Ngầm đi xe khách về Thanh Hóa thì bắt giữ.

Lễ hội biển Sầm Sơn – Khát vọng tỏa sáng khai màn mùa du lịch hè Sầm Sơn
Xã hội - 7 giờ trước20h ngày 26/4/2025, tại quảng trường biển TP Sầm Sơn sẽ khai mạc Lễ hội du lịch biển mang chủ đề "Sầm Sơn - Khát vọng tỏa sáng", mang đến một đêm hội nghệ thuật bùng nổ cảm xúc và màn trình diễn pháo hoa mãn nhãn.

Tin sáng 19/4: Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, miền Bắc có mưa rét? Dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Thời sựGĐXH - Theo cơ quan khí tượng, trong 10 ngày tới, thời tiết miền Bắc có nhiều biến động, từ nắng nóng chuyển sang mưa lớn sau khi đón không khí lạnh yếu; dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.