Dù gen có tốt, bố mẹ muốn con cao hơn nhất định đừng quên 4 nguyên tắc phát triển chiều cao
GiadinhNet – Gen di truyền là một trong những yếu tố để trẻ phát triển chiều cao. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng dù gen có tốt, bố mẹ muốn con cao hơn nhất định đừng quên 4 nguyên tắc dưới đây.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc phát triển chiều cao cho trẻ. Điều đầu tiên là yếu tố di truyền. Có khoảng khoảng 700 gene khác nhau tác động đến chiều cao của trẻ và chính điều này sẽ rất khó cho việc dự đoán chính xác chiều cao của một trẻ có thể đạt được. Thứ 2 là chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực và các yếu tố môi trường khác.
Chẳng hạn, trong các yếu tố tác động đến phát triển chiều cao cho trẻ thì gene chỉ chiếm 23%, dinh dưỡng hợp lý chiếm 31%, hoạt động thể lực chiếm 20% và còn lại do môi trường, tâm lý xã hội. Bởi vậy, cha mẹ không nên lo lắng khi bố mẹ thấp mà nên đầu tư cải thiện yếu tố dinh dưỡng, tập luyện… từ sớm để trẻ có thể có được "nền tảng" phát triển tốt nhất.
Với gia đình chuẩn bị có em bé hãy chuẩn bị tốt nhất cho 1.000 ngày vàng để bé phát triển tối ưu nhất, trong đó có chiều cao. Ngoài ra, giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì cần đặc biệt quan tâm vì đây là giai đoạn tăng tốc phát triển cao, giai đoạn cuối cùng để can thiệp chiều cao cho trẻ. Nếu có chế độ ăn và hoạt động thể lực cũng như sinh hoạt hợp lý, có thể giúp bé phát triển chiều cao rất nhanh.

Ảnh minh họa
Dù có gen tốt, bố mẹ muốn con cao hơn nhất định đừng quên 4 nguyên tắc này:
1. Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng
Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cũng như các vi chất dinh dưỡng ở từng lứa tuổi theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng dành cho người Việt Nam.
Cha mẹ cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, cân đối 4 nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ năng lượng, giàu chất đạm (có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua…) để giúp tăng trưởng và phát triển. Rau xanh, hoa quả tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt, góp phần giúp bộ xương cứng cáp hơn. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá bé, sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, sữa công thức cho từng lứa tuổi, ... để trẻ phát triển xương và cho xương chắc khỏe.
2. Quan tâm hoạt động thể lực
Nên động viên bé tập 30 phút/ngày, tuần tập 5 ngày, hoạt động thể lực vừa giúp bé khỏe mạnh và giúp phát triển chiều cao. Ở giai đoạn đầu có thể bạn nên chơi cùng với bé những môn thể thao như bơi, cầu lông, bóng rổ, đi bộ, chạy, đi xe đạp, ...
3. Quan tâm về giấc ngủ
Cha mẹ cần đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc theo khuyến nghị của từng độ tuổi, ít nhất 8 tiếng một ngày và tốt nhất nên đi ngủ trước 22h00. Một số nghiên cứu đã cho thấy 90% sự phát triển xương xảy ra vào ban đêm. Thời gian từ 22h00 cơ thể tiết ra nhiều hoóc môn tăng trưởng giúp bé phát triển chiều cao.
4. Bổ sung vitamin D, canxi,...
Việc sử dụng thuốc nói chung hay uống vitamin D, canxi, ... nói riêng không nên tự dùng hay tự làm bác sĩ cũng như tin "bác sĩ google"… Mọi người nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa sâu để bác sĩ thăm khám. Dựa trên tình trạng của từng trẻ, bác sĩ sẽ cho bé bổ sung như thế nào và bao lâu…
Hãy kiên trì cùng bác sĩ để nuôi dưỡng tốt nhất trong suốt quá trình phát triển của trẻ và cùng bác sĩ kích hoạt tối đa các gene (trong số 700 gene) để trẻ phát triển tối ưu nhất, trong đó có chiều cao.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng quốc gia)


Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng
Sống khỏe - 19 phút trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 15 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 16 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.