Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thế nào?

GiadinhNet - Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký Quyết định số 1271/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời Dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thế nào? - Ảnh 1.

Theo Bộ Y tế, cũng như các đối tượng khác, đa số phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình (thể bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi nhẹ), một số rất ít mắc bệnh thể nặng. Đến nay mới có một trường hợp được báo cáo là một phụ nữ mang thai 30 tuần nhiễm COVID-19 mức độ nặng phải thở máy đã được mổ lấy thai cấp cứu và hồi phục sức khỏe tốt.

Đối với thai nhi, các nghiên cứu gần đây về COVID-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh SARS-CoV và MERS-CoV cho thấy, không có bằng chứng nào chứng minh có mối liên quan giữa những bệnh này và tình trạng sảy thai. 

Chưa có cơ sở khoa học chỉ ra mối liên quan giữa COVID-19 ở phụ nữ mang thai và tình trạng thai bị nhiễm virus trong tử cung hay thai bị các dị tật bẩm sinh do virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho rằng viêm phổi do virus ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh...

Dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thế nào? - Ảnh 3.

Chăm sóc bé sơ sinh nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: TL

Bố trí khu vực riêng để đón tiếp và phân luồng các phụ nữ mang thai khi đến khám

Để dự phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế để thực hiện nguyên tắc phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Đảm bảo đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế; phân luồng, tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 ngay tại nơi đón tiếp. Bố trí khu vực riêng để tiếp đón, sàng lọc và phân luồng các phụ nữ mang thai đến khám. Khi có dấu hiệu nghi ngờ chuyển vào khu khám cách ly.

Thực hiện khám thai thường quy, những trường hợp nghi nhiễm COVID19, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng để lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán. Bố trí phòng sinh riêng cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm và nhiễm.

Bên cạnh đó, các cơ sở y tế thực hiện ngay "Điều tra, giám sát, báo cáo ca bệnh" theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng virus Corona mới theo Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/2/2020 của Bộ Y tế.

Cơ sở khám chữa bệnh cần bố trí nhân lực để chăm sóc riêng người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19. Trong quá trình chăm sóc người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19, các nhân viên y tế này không tham gia chăm sóc những người bệnh khác.

Giữ khoảng cách tối thiểu là 2m giữa các người bệnh

Với phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh đến khám (người bệnh), cần hướng dẫn người bệnh và người nhà đến khám đeo khẩu trang, tới khu vực cách ly; giữ khoảng cách tối thiểu là 2m giữa các người bệnh; hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.

Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế. Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 cần phải được xem như là có phơi nhiễm với COVID-19 và cũng phải được tầm soát cho đến hết thời gian theo dõi theo quy điṇh để giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa COVID-19.

Với nhân viên y tế cần tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền, áp dụng các biện pháp dự phòng giọt bắn, dự phòng tiếp xúc, dự phòng lây truyền qua đường không khí theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thế nào? - Ảnh 4.

Dự phòng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết. Ảnh minh họa Lê Bảo

Cách xử trí phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19

Việc tiến hành chẩn đoán phát hiện sớm người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 thực hiện theo Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng virus Corona mới và các hướng dẫn liên quan của Bộ Y tế.

Nguyên tắc xử trí cần ưu tiên các điều trị nội khoa trước. Hạn chế các can thiệp sản khoa trong thời gian nghi nhiễm/nhiễm COVID-19, trừ khi có chỉ định cần can thiệp cấp cứu (rau tiền đạo/cài răng lược có chảy máu nhiều, rau bong non, thai suy,...) hoặc bán cấp (vỡ ối, chuyển dạ...). Cân nhắc lợi ích giữa mẹ và thai nhi...

Với trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 cần được làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19. Thường tiến hành sau khi đã ổn định trẻ và hoàn tất các chăm sóc thường quy. Theo dõi cho đến hết thời gian theo quy định.

Đối với trẻ sơ sinh nhiễm COVID-19, cần lưu ý mức độ chăm sóc và điều trị trẻ tùy vào biểu hiện lâm sàng do bác sĩ nhi sơ sinh đánh giá và quyết định theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.

Nếu trẻ sốt hoặc có biểu hiện về hô hấp, cần theo dõi các chức năng sống liên tục. Nếu trẻ không có triệu chứng, cần theo dõi 2-4 giờ/lần.

Bà mẹ và trẻ sơ sinh sau khi xuất viện cần theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có các dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế. Đối với trẻ đã nhiễm COVID-19, cần tái khám để kiểm tra các biến chứng lâu dài.

Về việc tổ chức các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn các khu cách ly tập trung cần liên hệ cơ sở sản khoa tuyến tỉnh để được hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật khi có phụ nữ mang thai.

Các bệnh viện được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến lĩnh vực sản khoa và nhi khoa chuẩn bị cơ sở vật chất (chuẩn bị phòng cách ly áp lực âm trong điều kiện cho phép), trang thiết bị (đặc biệt là trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế) nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới trong các trường hợp cần thiết.

Các bệnh viện phụ sản, nhi, sản - nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh (đối với các tỉnh chưa có bệnh viện chuyên khoa sản, nhi): Cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất (chuẩn bị phòng cách ly áp lực âm trong điều kiện cho phép), trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm COVID-19.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng triệu người dân Thủ đô đón tin vui khi sắp hưởng lợi liên quan đến sức khỏe

Hàng triệu người dân Thủ đô đón tin vui khi sắp hưởng lợi liên quan đến sức khỏe

Y tế - 37 phút trước

GĐXH - Từ ngày 28/6, nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ được UBND TP Hà Nội chính thức ra mắt, vận hành. Hình thức này sẽ đem lại nhiều tiện ích cho người dân và các bác sỹ, thầy thuốc...

Xăm môi làm đẹp, không ngờ nhập viện khẩn

Xăm môi làm đẹp, không ngờ nhập viện khẩn

Y tế - 2 giờ trước

Nhiều chị em đi xăm môi với hy vọng làm đẹp nhưng không ngờ phải chịu hậu quả biến chứng nặng nề, khó hồi phục.

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Sau khi giải phẫu bệnh, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân có khối viêm xơ hoá, thoái hoá giả u thận do dị vật – là gạc phẫu thuật còn sót trong ổ bụng bệnh nhân sau phẫu thuật 14 năm trước.

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

Y tế - 3 giờ trước

Người phụ nữ đi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện dương tính với 6 loại ký sinh trùng.

Hai bệnh viện phối hợp cứu bé gái 3 tuổi bị ung thư hiếm gặp

Hai bệnh viện phối hợp cứu bé gái 3 tuổi bị ung thư hiếm gặp

Y tế - 9 giờ trước

Bé gái 3 tuổi không may bị ung thư âm đạo hiếm gặp. Hai bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội và TPHCM đã cùng phối hợp để tìm phương pháp điều trị tốt nhất cho bé.

Đi cấp cứu sau khi chui vào 30 xe taxi kiểm tra

Đi cấp cứu sau khi chui vào 30 xe taxi kiểm tra

Y tế - 22 giờ trước

Người đàn ông 44 tuổi chui vào 30 xe taxi kiểm tra đã phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, suy tim, thận do sốc nhiệt.

Người đàn ông 55 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ bị thủng ruột sau khi ăn cơm cá

Người đàn ông 55 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ bị thủng ruột sau khi ăn cơm cá

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đi khám vì đau bụng, người đàn ông ở Phú Thọ được phát hiện có dị vật đường tiêu hóa xuyên thủng thành ruột. Bác sĩ nghi ngờ dị vật là xương cá từ bữa ăn trước đó.

Bé gái 15 tuổi có khối u buồng trứng ác tính, dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết?

Bé gái 15 tuổi có khối u buồng trứng ác tính, dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết?

Y tế - 1 ngày trước

Mặc dù thấy bụng của con to, hay kêu đau bụng nhưng do chuẩn bị thi vào 10 nên gia đình vẫn cố để con thi xong mới đưa đi khám. Đến viện, bác sĩ phát hiện thiếu nữ mắc khối u buồng trứng ác tính có kích thước 24cm.

Bệnh Whitmore diễn biến nặng, dễ chẩn đoán nhầm

Bệnh Whitmore diễn biến nặng, dễ chẩn đoán nhầm

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ho sốt, đau vùng thắt lưng, người đàn ông 69 tuổi đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ, không tìm được căn nguyên.

Từ một nốt nhọt da, bé trai 11 tuổi bị viêm phổi hoại tử nặng

Từ một nốt nhọt da, bé trai 11 tuổi bị viêm phổi hoại tử nặng

Y tế - 2 ngày trước

Bị một nốt nhọt da ở vùng gối, cậu bé 11 tuổi sốt cao, sau đó nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, suy hô hấp do một bệnh lý ít được chú ý.

Top