Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dưa chuột đắng có phải do nhiễm hoá chất?

Thứ ba, 07:42 29/08/2023 | Sống khỏe

Nhiều người ăn trúng dưa chuột có vị đắng và lo ngại liệu có phải do dưa chuột nhiễm hoá chất hay không?

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, dưa chuột chứa rất ít calo, nhưng lại có nhiều kali, trong 100 gam dưa chuột có tới 147 mg kali. Loại quả này chứa rất nhiều nước, lên đến 95%, nên khi ăn sẽ cung cấp độ ẩm, giúp cơ thể giải độc tốt. Ngoài ra dưa chuột không chứa chất béo hoặc cholesterol, vỏ dưa chuột có nhiều chất xơ, giúp chống táo bón, bảo vệ đường ruột.

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, dưa chuột tác dụng tốt đối với sức khỏe như giảm triệu chứng ợ nóng và giải nhiệt.

Dưa chuột là loại quả có quanh năm, được bày bán ở mọi nơi và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng ta có thể dùng ăn sống, làm salad, muối chua hoặc nộm, uống nước ép… Với bất kể cách chế biến nào, dưa chuột nếu ăn đúng cách, khoa học đều mang lại giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.

Dưa chuột đắng có phải do nhiễm hoá chất? - Ảnh 1.

Dưa chuột đắng có phải do nhiễm hoá chất?

Dưa chuột xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn nhờ những lợi ích của nó mang lại. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ chia sẻ băn khoăn khi mua phải dưa chuột bị đắng và lo sợ có phải là tồn dư hoá chất hay không.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (chuyên gia về Công nghệ thực phẩm) cho biết, dưa chuột ăn bị đắng không phải do còn tồn dưa hóa chất, mà đó là cơ chế tự bảo vệ của dưa chuột để tránh côn trùng xâm hại.

"Đa số dưa chuột hay bị đắng phần đầu quả" , ông Thịnh nói và cho biết vị đắng của dưa chuột là do chất cucurbitacin được tiết ra, với liều lượng nhỏ thì không có hại, ngược lại sẽ giúp lợi tiểu và tốt cho cơ thể.

Ông Thinh giải thích nếu hóa chất còn trên quả dưa chuột, đến khi chế biến thành món ăn mà vẫn cảm nhận được cả mùi và vị của hóa chất thì chắc chắc sẽ bị ngộ độc cấp tính.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó khoa Dinh dưỡng tiết chế (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cũng chia sẻ, dưa chuột có vị đắng không phải tàn dư hoá chất. Tuy nhiên, bác sĩ Hưng khuyến cáo không nên ăn nhiều dưa chuột có vị đắng, ngoài làm bữa ăn mất ngon thì cũng có thể gây hại cho sức khỏe, bởi ăn thực phẩm có chứa nhiều chất cucurbitacin có thể gây ngộ độc. "Dưa chuột nếu bị đắng nhiều thì không nên ăn để đảm bảo an toàn" , bác sĩ Hưng nói.

Dưa chuột đắng có phải do nhiễm hoá chất? - Ảnh 2.

Bác sĩ Hưng cho biết thêm, dù dưa chuột nhiều tác dụng cho cơ thể như làm đẹp da, giúp giảm cân vì lượng calo thấp, giúp lợi tiểu vì chứa nhiều nước nhưng không nên ăn nhiều.

Khi ăn nhiều sẽ dẫn tới tình trạng khó tiêu, đặc biệt ăn buổi tối sẽ đi tiểu nhiều, có thể khiến cơ thể bị mất nước. Việc thanh lọc cơ thể liên tục cũng khiến cơ thể bị suy kiệt khiến chúng ta có cảm giác mệt mỏi.

Ăn dưa chuột quá nhiều có thể dẫn tới dư thừa kali bởi dưa chuột cũng là nguồn cung cấp kali dồi dào. Tăng kali máu là một dạng triệu chứng bệnh lý phát sinh do sự hiện diện của hàm lượng kali cao trong cơ thể, dẫn tới đầy hơi, đau bụng.

Ai nên hạn chế ăn dưa chuột?

Các chuyên gia khuyến cáo những người bị suy thận không nên ăn nhiều dưa chuột, trong dưa chuột chứa nhiều kali không tốt với chức năng của thận. Đặc biệt, nếu bạn ăn nhiều dưa chuột quá cũng khiến lượng kali trong cơ thể tăng lên không tốt cho hệ tim mạch.

Người bị viêm xoang hay các bệnh hô hấp nên hạn chế ăn dưa chuột trong thực đơn vì các hiệu ứng làm mát của loại rau củ này có thể khiến các biểu hiện bệnh của bạn thêm trầm trọng.

Những người có cơ địa dị ứng không nên ăn dưa chuột. Dị ứng dưa chuột thường xuất hiện ở khoang miệng, với các triệu chứng như ngứa và sưng trong miệng.

Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm không nên ăn nhiều dưa chuột. Chất cucurbitacin trong dưa chuột rất khó tiêu sẽ khiến bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

Bệnh thường gặp - 2 phút trước

GĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Sống khỏe - 23 giờ trước

Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Top