Đưa con đi du lịch biển kỳ nghỉ lễ cần nhớ những nguyên tắc quan trọng này để có kỳ nghỉ an toàn, khỏe mạnh
GiadinhNet – Theo các chuyên gia, khi đi du lịch biển, trẻ có thể gặp một số vấn đề như: Đuối nước, dị ứng hải sản, say nắng, ngộ độc thực phẩm…
Thời điểm này, nhiều người đã chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 4 ngày sắp tới. Trong đó, đi du lịch biển là một trong những phương án được rất nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn để đưa con đi "giải nhiệt" ngày hè.

Nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch biển trong kỳ nghỉ lễ. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có một số vấn đề có thể gặp khi đưa trẻ đi biển các bậc cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho con và cả gia đình. Cụ thể:
Say nắng
Đa phần trẻ nhỏ rất thích tắm biển và chạy nhảy nô đùa trên bãi cát ngay cả khi trời nắng gắt. Việc tắm và vui đùa quá lâu dưới ánh nắng mặt trời dễ khiến trẻ bị say nắng. Khi đó, trẻ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, thậm chí bị ngất xỉu. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Đuối nước
Đây là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những trẻ tắm quá lâu sẽ dẫn đến say nắng hoặc chuột rút gây ra đuối nước. Đuối nước có thể khiến trẻ tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ngộ độc thực phẩm
Hầu như gia đình nào khi đi du lịch biển cũng sẽ thưởng thức hải sản tại nơi đến. Đây cũng là món khoái khẩu của nhiều em nhỏ. Tuy nhiên, có một số trường hợp sau khi ăn hải sản thường bị dị ứng.
Triệu chứng dị ứng hải sản có thể bắt đầu bằng đổ mồ hôi, mệt mỏi, đau bụng nhẹ và chuyển dần sang các phản ứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nhức đầu, tê lưỡi. Một số trẻ còn có thể xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở.
Ngoài dị ứng, trẻ cũng dễ gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm do thức ăn (nhất là hải sản) được nấu tái, chưa chín kỹ hoặc trẻ chưa quen với khẩu vị các món ăn nơi đến du lịch dẫn đến tình trạng bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn...
Bị sứa cắn
Một số loài sứa thích bơi ở khu vực biển gần bờ, trong khi đó, trẻ em lại hay tò mò, thích khám phá những điều mới lạ. Do đó, không ít trường hợp trẻ đã bị sứa cắn gây bỏng rộp phần da tiếp xúc, thậm chí bị dị ứng da nặng gây đau nhức cho trẻ.
Nguyên tắc cần nhớ khi đưa trẻ đi du lịch biển

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi du lịch biển, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên nhớ một số nguyên tắc sau:
- Khi đã quyết định đưa con đi biển, nên lựa chọn bãi biển phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ. Hãy cân nhắc tới những yếu tố như nguồn nước, sóng lớn, rác thải, sứa... tại nơi định đến xem có an toàn với trẻ hay không. Tránh chọn những bãi biển sâu, sóng lớn hay phải di chuyển quá nhiều dễ gây mệt đối với trẻ.
- Mang theo các đồ dùng cá nhân cần thiết và các vật dụng chống nắng cho trẻ như mũ đội có vành, kính mát, áo choàng, kem chống nắng, đặc biệt nên mang đồ bơi cho trẻ, khăn bông để lau người.
- Khi đưa trẻ đi tắm biển, bố mẹ luôn phải trông chừng và theo sát con. Nếu con đã biết bơi, hãy nhắc nhở bé nên tránh bơi ở vùng nước sâu. Bố mẹ tuyệt đối không nên để con chơi một mình hoặc tự bơi ra biển ngay cả khi bé đã lớn và biết bơi vì các bé chưa thể tự ứng phó với những sự cố bất ngờ xảy ra như chuột rút, đuối nước, sặc nước... Tốt nhất, bố mẹ nên cho con bơi gần bờ đồng thời chuẩn bị áo phao và phao bơi đầy đủ.
- Để tránh trẻ bị chuột rút, kiệt sức khi đang bơi, bố mẹ nên nhắc trẻ thực hiện một vài động tác khởi động trước khi xuống biển. Việc làm này giúp các cơ chân, cơ tay được khởi động và làm nóng, giúp trẻ có thể thích nghi với sự thay đổi khi xuống nước.
- Thời gian hợp lý nhất để cho trẻ đi tắm biển là trước 9h sáng và sau 4h chiều. Không nên tắm trong khoảng thời gian từ 10h - 16h vì làn da bé rất yếu, rất dễ bị tổn thương bởi ánh mặt trời.
- Tránh cho con phơi nắng và tắm biển quá lâu dễ bị cảm lạnh. Khi đưa con lên bờ, tốt nhất hãy lau người và thay đồ khô cho bé luôn.
- Nhắc trẻ không chạm vào những vật sắc nhọn trên bãi cát hoặc những sinh vật lạ dưới biển, nhất là con sứa để tránh bị bỏng da do sứa cắn.
- Khi ăn hải sản, phải đảm bảo các món ăn được chế biến chín để tránh trường hợp trẻ bị ngộ độc hay đau bụng, tiêu chảy.
- Cho trẻ uống đủ nước, kết hợp vui chơi, nghỉ ngơi điều độ để giữ gìn sức khỏe trong suốt chuyến đi.

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 8 phút trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 36 phút trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 17 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 18 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.