Đưa quyền con người vào giáo dục: Được đánh giá cao
GiadinhNet – Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú ý bảo đảm thực hiện các quyền con người trên tất cả các lĩnh vực. Việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục Việt Nam thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Việt Nam đối với nhân quyền trong những năm vừa qua.
Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017 đã và đang góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú ý bảo đảm thực hiện các quyền con người trên tất cả các lĩnh vực một cách thực tế và đây là một thành tựu nổi bật, khẳng định ưu thế của chế độ xã hội mới. Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, các quyền con người được mở rộng, có thêm những tiềm lực mới để bảo đảm và thực hiện. Quyền con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực phát triển đất nước.
Mục tiêu Đề án nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.
Giai đoạn 2017 - 2020, đối với giáo dục mầm non và phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở và THPT), tổ chức thí điểm ở 3 tỉnh, thành phố đại diện cho ba miền (dự kiến 2 trường mỗi cấp học); đối với giáo dục đại học, tổ chức dạy thí điểm cho các khối trường theo nhóm ngành đào tạo (dự kiến 3 trường mỗi khối trường); đối với giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dạy thí điểm cho các khối trường theo nhóm ngành, nghề đào tạo (dự kiến 3 trường mỗi khối trường). Đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống GDQD tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.

Đề án đưa quyền con người vào giáo dục nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học.
Chương trình giáo dục quyền con người trong hệ thống GDQD được xác định cụ thể cho từng cấp học và chương trình đào tạo, trong đó nêu rõ: Mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục; chương trình giáo dục; tài liệu giáo dục. Trong đó, nội dung giáo dục về quyền con người đối với trẻ em mẫu giáo là những yếu tố cơ bản về quyền, bổn phận của bản thân và của người khác; đối với học sinh tiểu học là một số kiến thức cơ bản về các nguyên tắc, giá trị về quyền con người (bình đẳng, không phân biệt đối xử, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt,…); các quyền con người của trẻ em đã được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam quy định; với học sinh trung học cơ sở là các kiến thức cơ bản về các nguyên tắc, giá trị về quyền con người (bình đẳng, không phân biệt đối xử, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt,…) ở mức cao hơn so với học sinh tiểu học.
Đối với học sinh THPT, nội dung giáo dục về quyền con người là các kiến thức cơ bản về các nguyên tắc, giá trị về quyền con người, quyền công dân (bình đẳng, không phân biệt đối xử, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt,…) ở mức cao hơn so với học sinh trung học cơ sở; các cơ chế chủ yếu bảo vệ quyền con người.
Với giáo dục nghề nghiệp, nội dung giáo dục về quyền con người đối với học viên gồm: Nội dung cơ bản của quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền con người trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm; các cơ chế bảo vệ quyền con người; kỹ năng ứng dụng quyền con người trong hoạt động nghề nghiệp; giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Giáo dục về quyền con người trong các trường đại học bao gồm các nội dung cơ bản sau: Khái niệm, nguồn gốc, bản chất và tính chất của quyền con người, quyền công dân; nội hàm của các quyền con người được quy định trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và các công ước quốc tế khác; các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 và các luật chuyên ngành; bảo vệ, bảo đảm quyền của các nhóm dễ tổn thương trong xã hội; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể (nhà nước, tổ chức, cá nhân) trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Giáo dục về quyền con người trong các trường đại học ngoài các nội dung cơ bản nêu trên còn có nội dung chuyên sâu.
Có thể nhận thấy, hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người tại Việt Nam đã được triển khai từ lâu, thông qua các cơ quan nghiên cứu như Viện Nghiên cứu quyền con người, Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về quyền con người và quyền công dân, Viện Nghiên cứu gia đình và giới… Trên bình diện quốc gia, việc nghiên cứu nội dung một số điều ước quốc tế về quyền con người được thực hiện từ thế kỷ trước, khi Việt Nam chuẩn bị phê chuẩn, tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người, trước khi nền tảng pháp lý cho hoạt động tổ chức thực hiện, bảo đảm quyền con người được xác lập vững chắc hơn thông qua Hiến pháp năm 1992 - được đề cập tại Điều 50. Đó là chưa kể rất nhiều hoạt động khác được Nhà nước quan tâm tổ chức thực hiện thường xuyên, mang ý nghĩa bảo đảm quyền cơ bản của con người, như là các hoạt động về bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, giúp đỡ gia đình chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn.
Bởi vậy, một lần nữa có thể khẳng định rằng, việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Đề án là một bước tiến mới về giáo dục quyền con người, tạo cơ sở vững chắc hơn cho việc thực hiện quyền cơ bản của mọi người dân khi chúng ta đã có được một đề án mang tầm quốc gia, có tính xuyên suốt hệ thống giáo dục quốc dân - điều chắc chắn góp phần tạo ra sự thay đổi cơ bản cả về nhận thức và hành động trong tương lai gần.
Sau hơn 1 năm thực hiện, Đề án đã nhận được sự đồng thuận cao của phụ huynh học sinh bởi nó giúp giới trẻ ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân cũng như tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác.
Đánh giá về Đề án, nhiều giáo viên đang giảng dạy cho biết, Đề án rất thiết thực. Việc Đề án ra đời kịp thời đã giúp ngành giáo dục phổ biến sâu rộng hơn về vấn đề nhân quyền. Qua giảng dạy nhiều thế hệ học sinh đã hiểu sâu, rộng hơn về những quyền con người của mình. Qua đó, giúp mọi người sống tự tin hơn, chuẩn mực hơn, từ đó biết tôn trọng quyền của người khác cũng như sự khác biệt của người khác.
“Nội dung giáo dục về quyền con người vốn đã được đưa vào chương trình giáo dục trường học trước đó. Tuy nhiên, khá mờ nhạt. Do đó, việc đưa quyền con người vào chương trình giảng dạy cho trẻ là rất cần thiết”, một giáo viên cấp tiểu học ở Hà Nội nói.
Hoàng Duyên

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, Thủ đô ban ngày trời có nắng, chiều tối tiếp tục có mưa dông rải rác, có ngày có mưa to. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết tiêu cực đi kèm.

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Bãi Viên thuộc phường Mỹ Xá, TP Nam Định.

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Mùa hè này có 5 con giáp đột phá, sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh, không còn lo túng thiếu.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Theo quy định của Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí tương ứng với mức thu học phí của cơ sở giáo dục mà họ theo học.

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường mang biểu tượng của Nam Định chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh này.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.