Đua tranh quyền lực toàn cầu: Những xung động lớn
GiadinhNet - Những gì đã diễn ra trong năm 2013 và ngay trong những ngày đầu của năm 2014 càng cho thấy rõ rằng lịch sử thế giới trước hết là cuộc đua tranh quyền lực của các nước lớn. Khuấy động, áp chế, khuynh đảo vũ đài quốc tế hiện thời không ai khác vẫn là những “ông lớn” đã và đang án ngữ mặt tiền đời sống thế giới từ nhiều thập kỷ nay.
Bàn cờ chính trị thế giới năm 2013 chủ yếu xoay quanh trục quyền lực Mỹ, Nga, Nhật và Trung Quốc. |
Trong những ngày đầu năm 2014, người ta vẫn chưa ngớt bàn luận về hai cuộc họp báo cuối năm 2013 của của hai nhân vật được coi là có quyền lực nhất thế giới vào thời điểm này: V.Putin và B.Obama. Hai cuộc họp báo này dường như khác biệt nhau về mọi phương diện. Nếu như cuộc họp báo của Tổng thống Nga với sự tham dự của tới 1.300 phóng viên trong và ngoài nước, đề tài và thời gian không hạn chế, không khí cởi mở với thái độ tự tin, thẳng thắn, thoải mái của người chủ trì thì trước mặt báo giới trong khuôn viên Nhà Trắng, trong trạng thái kém hứng khởi, Tổng thống Mỹ lại phải dành chủ yếu thời gian để bác bỏ các ý kiến cho rằng năm 2013- năm đầu tiên trong nhiệm kỳ hai của ông - là một năm thất bại.
Còn nhớ, năm 2008, ông B. Obama đã thắng cử với lời hứa đặc biệt, đẹp như một giấc mơ, được thể hiện như một cam kết lịch sử: Thay đổi nước Mỹ! Một người da màu bước vào Nhà trắng, làm chủ tháp quyền lực cao nhất là điều chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ vốn không thiếu những trang u tối về nạn phân biệt chủng tộc. Sự kiện đặc biệt đó đã tạo niềm cảm hứng thật sự tươi mới cho một nước Mỹ thường bị coi là “sen đầm quốc tế”, nhiều tham vọng nhưng lại đang mất sức bật, đang vật vã với một nền kinh tế lâm bệnh nặng cùng những vấn đề xã hội nhức nhối, một nước Mỹ đang thiếu khả năng hoà đồng với phần còn lại của thế giới đương đại. Không thể phủ nhận, dưới sự chèo lái của Tổng thống B.Obama, nền kinh tế Mỹ đang dần hồi phục, nhưng xem ra vẫn còn trồi trụt. Nợ quốc gia trong những năm ông Obama nắm quyền tăng gấp hơn 4 lần so với các tổng thống tiền nhiệm. Mặc dù ông Obama tái đắc cử nhiệm kỳ hai do đa số cử tri Mỹ muốn một tổng thống vì đa số người trung lưu và người nghèo đang sống rất khó khăn trong thời suy thoái kinh tế, hơn là vì một thiểu số giàu có, nhưng sự phấn khích có pha chất lãng mạn về một sự đổi thay của nước Mỹ 6 năm trước giờ đây đã phai nhạt nhiều.
Sự cố Chính phủ Mỹ “cháy túi”, buộc phải đóng cửa 16 ngày liền trong tháng 10-2013, gây thiệt hại tới 24 tỷ USD, đẩy nước Mỹ vào một nỗi ê chề khi “siêu cường duy nhất” cảm thấy “mất mặt” đối với thế giới. Mặc dù, cuối cùng phe Cộng hòa đã phải lùi bước để Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nâng trần nợ công, tránh cho nước Mỹ vỡ nợ nhưng cơn ác mộng nợ công vẫn còn đó. Việc ông Obama từng phát lệnh chuẩn bị một cuộc động binh rầm rộ, lăm le đòn đánh tổng lực giáng xuống Syria nhưng cuối cùng lại phải “rút dù”do sáng kiến hòa bình sáng chói của Nga; chuyện nghe lén động trời mà cựu nhân viên tình báo Eward Snowden bất thần tung ra, đào hố sâu ngờ vực giữa Mỹ và các đồng minh, thực sự là hai thất bại nặng về đối ngoại của Nhà Trắng.
Những khó khăn về kinh tế cùng các sự cố đối ngoại tai hại này đã đẩy uy tín của Tổng thống Obama đến cuối năm 2013 xuống chỉ còn 39% - mức thấp nhất kể từ thời R. Nixon. Bước vào năm 2014, cử tri Mỹ đang đòi hỏi Tổng thống Obama thực hiện có kết quả lời cam kết "Tiếp tục thay đổi để tiến lên" trong nhiệm kỳ thứ hai.
Trong khi đó, ở nước Nga, “kỷ nguyên Putin”, đột ngột bắt đầu vào buổi bình minh của thế kỷ 21, vẫn đang tiếp tục một cách đầy ấn tượng. Lần thứ ba, nước Nga quyết định trao quyền tối thượng lãnh đạo đất nước cho V.Putin, điều đó chứng tỏ quốc gia vĩ đại này vẫn rất cần Putin. Làm Thủ tướng hay Tổng thống, Putin vẫn là thủ lĩnh chính trị của nhân dân Nga. Năm 2013, với một sự linh hoạt và quyết đoán đáng khâm phục, ông đã biết chớp lấy ba cơ hội để từng bước giành lại vị thế quốc tế xứng đáng cho đất nước mình. Thứ nhất, vào lúc ông Obama hô hào động binh để trừng phạt chính phủ Syria do bị buộc tội gây ra vụ thảm sát kinh hoàng bằng chất độc sarin làm hàng nghìn người chết, thì Putin đã gửi một lá thư đầy sức thuyết phục tới người dân Mỹ, trong đó phân tích sự vô lý cùng cực và tai họa khôn lường nếu nước Mỹ phát động cuộc chiến chống Syria, đồng thời ông đưa ra sáng kiến Syria giao nộp hoàn toàn kho vũ khí hóa học gồm 1.000 tấn cho Liên Hợp Quốc. Sáng kiến này trên thực tế đã rút ngòi nổ quả bom chiến tranh đang nóng lên từng giờ, mở đường cho nước Mỹ không phải lao vào một cuộc chiến nữa khi đang đau đầu với vấn đề nâng trần nợ công, khi chưa thể rút khỏi các bãi lầy đẫm máu Iraq, Afganistan, Lybia. Thứ hai, vượt qua sức ép của Mỹ, ông Putin đã xử lý rất đàng hoàng, khôn ngoan vấn đề “người thổi còi” E. Snowden với lời giải thích: “Đơn giản chúng tôi chỉ cho anh ta một chỗ trú ngụ”. Thứ ba, vào thời điểm phương Tây ra sức hậu thuẫn cho phe đối lập biểu tình, gây bạo loạn để lật đổ chính phủ của Tổng thống Yaconovich thì Moscow đã kịp thời chìa bàn tay cứu giúp đầy uy lực với khoản viện trợ tới 15 tỷ USD và giảm 30% giá khí đốt để tránh cho Ucraina nguy cơ vỡ nợ quốc gia. Rõ ràng, dưới thời Putin, nước Nga ngày càng có một chỗ đứng vững chắc trên “bàn cờ lớn”. Putin thấu hiểu rằng chỉ có sức mạnh thật sự nước Nga mới được tôn trọng. Cùng với phát triển kinh tế, năm qua, tiềm lực quân sự của Nga không ngừng được tăng cường, trong đó, lực lượng hạt nhân chiến lược được quyết định trang bị những loại tên lửa vượt đại châu hiện đại nhất.
Từ cách đây gần ¼ thế kỷ đã xuất hiện cuốn sách “Thời đại Trung Quốc” của Tống Thái Thánh, trong đó nêu rõ: “Bước vào thế kỷ 21, cho dù trên bầu trời thế giới đang mọc thêm nhiều ngôi sao thì Trung Quốc mới đúng là mặt trời của thế giới. Thời đại Trung Quốc là kinh Phúc âm của thế kỷ 21”. Có thể nói trong những thập kỷ gần đây, không có một nước nào thực hiện chiến lược bứt phá mà đạt được những bước tiến lớn như Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới với GDP 9.000 tỷ USD, trong khi GDP của Mỹ là 16.200 tỷ USD, Nhật Bản là 5.100 tỷ USD, Đức 3.600 tỷ USD, Nga là 2.200 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của cuộc suy thoái kinh tế thế giới và những vấn đề nảy sinh từ nội bộ đời sống kinh tế - xã hội Trung Quốc, hiện nay tình hình đã không diễn ra theo chiều hướng phát triển liên tục như các nhà lãnh đạo Trung Quốc mong muốn. Trong nhiều năm, kinh tế Trung Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%, đặc biệt năm 2007 lên tới 14,2%. Năm 2013, Trung Quốc vẫn là nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới (7,5%), nhưng hiện đang đối diện với chiều hướng phát triển chậm lại.
“Hiện thực hóa công cuộc phục hưng vĩ đại đất nước Trung Quốc và giấc mơ Trung Hoa” là lời kêu gọi được phát đi như một lời hiệu triệu của ông Tập Cận Bình - người đứng đầu ban lãnh đạo thế hệ thứ năm của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Năm 2049, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tròn 100 tuổi, đó là cái mốc được các nhà lãnh đạo Trung Quốc xác định cho việc hoàn thành “giấc mơ Trung Hoa”. Để thực hiện những mục tiêu đã được xác định tại Đại hội 18, tại Hội nghị BCH TW lần thứ ba vừa rồi, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề trọng đại liên quan tới cải cách sâu rộng, toàn diện”, đề ra một loạt biện pháp được coi là “mạnh mẽ và kiên quyết chưa từng có”. Nghị quyết nhấn mạnh: Giải pháp then chốt là mối quan hệ hài hòa giữa Chính phủ và thị trường, để thị trường đóng vai trò quyết định trong phân bổ các nguồn lực; cam kết dỡ bỏ các rào cản thị trường, đưa ra những quy định thị trường minh bạch, cởi mở và bình đẳng; nhấn mạnh sự cần thiết thành lập hệ thống tài chính hiện đại. Đặc biệt, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thành lập Ủy ban An ninh quốc gia, nhóm chỉ đạo Trung ương có nhiệm vụ hoạch định tiến trình cải cách toàn diện, điều phối và thúc đẩy cải cách tổng thể, đồng thời giám sát thực hiện, bảo đảm cải cách thành công.
Chạy đua vũ khí, tranh chấp lãnh thổ là những điểm nóng năm 2013 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2014. |
Ứng xử với quốc gia phương Đông khổng lồ và khó lường này đang là bài toán chiến lược hóc búa nhất của Mỹ và nhiều quốc gia khác. Sự vươn vai của Trung Quốc là lý do chính yếu nhất để Mỹ quyết định chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á- Thái Bình Dương. Mặc dù quan hệ Trung - Mỹ luôn trục trặc và cọ xát trên nhiều vấn đề, nhưng vì lợi ích của hai nước, nhìn chung quan hệ này vẫn tiến lên trong mâu thuẫn.
Vũ đài quốc tế hôm nay là đấu trường quyết liệt vì lợi ích của các quốc gia. Nhưng đấu trường này không thể là một cái nồi áp suất bị bịt kín, nhiệt độ cứ tăng mãi, tăng mãi do sự va chạm, cọ xát của các cuộc tranh chấp. Máy bay chiến đấu của Mỹ vẫn bay vào vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc tuyên bố, nhưng chính quyền Washington vẫn khuyên các hãng hàng không dân dụng nước này nên thông báo cho phía Trung Quốc khi bay qua vùng này. Tàu chiến của hải quân hai nước suýt đâm vào nhau trên Biển Đông nhưng rồi hai bên cũng không làm to chuyện sự cố này. Dung hòa lợi ích ở những thời điểm cần thiết chính là cái van xì hơi để tránh cho chiếc nồi khỏi bị lật tung. Đó là sự mách bảo khôn ngoan trong cuộc đua tranh quyền lực của các quốc gia, nhất là của các cường quốc trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà lợi ích của các quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau. Đó là sự mách bảo của lợi ích!
Hồ Quang Lợi
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 6 giờ trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 11 giờ trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 22 giờ trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 3 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.