Đừng ăn cơm bằng loại bát đũa này nếu không muốn bệnh ung thư tìm đến
Bát đũa là thứ trực tiếp tiếp cận với đồ ăn, nếu như không sạch sẽ hoặc được làm bằng nguyên liệu nguy hiểm thì có thể truyền mầm bệnh, độc tố vào cơ thể dễ dàng.
Người ta vẫn thường nói "bệnh từ miệng mà vào", nếu không muốn mắc bệnh thì nên đảm bảo an toàn trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến việc chọn thực phẩm mà ít khi để ý đến việc chọn dụng cụ ăn uống như bát, đũa...
Trong khi đó, bát đũa là thứ trực tiếp tiếp cận với đồ ăn, nếu như nó không sạch sẽ hoặc được làm bằng nguyên liệu nguy hiểm thì có thể truyền mầm bệnh, độc tố vào cơ thể dễ dàng.
1 loại bát không nên dùng vì có thể giải phóng formaldehyde
Bát giả sứ là loại bát không nên sử dụng, tuy nó nhẹ, ít bị vỡ và có giá rẻ hơn so với bát sứ thật. Thành phần chính của bát giả sứ là nhựa melamine. Nhựa melamine không chịu được nhiệt độ cao, nếu được đun sôi trong dầu nóng ở nhiệt độ 200°C trong 10 phút, một phần nhựa melamine có thể bị phân hủy và tạo ra các chất độc hại như melamine và formaldehyde.
Một số loại bát melamine kém chất lượng còn nguy hiểm hơn, chúng sử dụng nhựa urê-formaldehyde thay vì nhựa melamine. Loại nhựa này độc hại hơn và có tốc độ giải phóng formaldehyde cao hơn.
Formaldehyde đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào loại "chất gây ung thư cấp độ 1". Tiếp xúc lâu dài với liều lượng lớn có thể gây đột biến gen, làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư vòm họng, ung thư não...
Trước đó, chương trình "News Truth" của Mango Channel đã tiến hành thí nghiệm "về lượng formaldehyde thải ra từ bát sứ giả". Họ phát hiện ra rằng formaldehyde thải ra từ bát sứ giả giá rẻ, kém chất lượng đã vượt quá nồng độ tối đa mà cơ quan quản lý nhà nước cho phép.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bát sứ giả hoàn toàn không thể sử dụng được. Chỉ cần bạn chọn sản phẩm đã được kiểm định về độ an toàn thì bạn có thể tiếp tục dùng. Nhưng lưu ý không nên mua bát sứ giả có hoa văn quá nhiều vì lớp sơn này có thể chứa kim loại nặng, và thôi nhiễm qua đồ ăn.

Ngoài ra, trước khi sử dụng bát sứ giả, bạn có thể ngâm bát trong nước sôi nửa giờ, khi thấy nước trong bát đổi màu, bát bị phồng rộp, nứt nẻ hoặc có mùi hăng thì tốt nhất không nên sử dụng.
Hãy nhớ rằng bát melamine không nên dùng để đựng thức ăn nóng, hoặc không được cho vào lò vi sóng, lò nướng để hâm lại thức ăn.
Nên chọn loại đũa nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chất liệu làm đũa khác nhau như inox, nhựa, tre... Vậy nên chọn loại đũa nào?
1. Đũa inox: Thuận tiện khi làm sạch và dễ khử trùng. Tuy nhiên, do vấn đề chất liệu nên nó tương đối nặng và trơn, gây bất tiện khi dùng. Khi mua đũa inox, hãy cẩn thận không chọn thông số kỹ thuật 201. Loại thép không gỉ này chứa tỷ lệ niken thấp, khả năng chống ăn mòn kém và cũng có thể chứa quá nhiều kim loại nặng.
2. Đũa nhựa: Gọn nhẹ, nhiều kiểu dáng, không dễ gãy, nhiều gia đình mua về cho trẻ em sử dụng. Tuy nhiên, chất liệu nhựa dễ bị biến dạng, thậm chí nóng chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao nên không nên sử dụng thường xuyên.
3. Đũa gốm: Nhìn đẹp, cầm chắc tay, ít có khả năng sinh sản vi khuẩn trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại dễ vỡ.
4. Đũa tre: Được làm từ tre tự nhiên, nhìn chung không độc hại, nhẹ, dễ sử dụng và không dễ gãy. Tuy nhiên, một số loại đũa tre có lớp sơn màu bên ngoài thì không nên dùng. Bởi lớp sơn này có thể chứa các chất gây ung thư như chì.

Thêm vào đó, đũa che nếu dùng lâu dài dễ sinh ra nhiều vi khuẩn, bao gồm Staphylococcus aureus và Escherichia coli, có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy...
5. Đũa gỗ: Đũa gỗ có lẽ là loại đũa được sử dụng phổ biến trong hầu hết các gia đình, tuy nhiên khi dùng đũa gỗ bạn nên hết sức thận trọng vì nó dễ sản sinh nấm mốc trong thời tiết ẩm ướt. Nấm mốc có thể chứa aflatoxin, đây là độc tố gây ung thư gan.
Từ góc độ vệ sinh và sức khỏe, đũa kim loại được đánh giá là loại đũa lành mạnh và dễ vệ sinh nhất. So với đũa tre và đũa gỗ, đũa kim loại thường được làm bằng thép không gỉ, hạn chế được lượng vi khuẩn bám dính.
Nguồn: Sohu, Aboluowang
Ăn 'ít muối, ít dầu' có sai không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 1 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 13 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 13 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 18 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 21 giờ trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.