Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng chủ quan với bệnh trầm cảm: 6 dấu hiệu nếu con có thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý

Chủ nhật, 08:00 01/10/2017 | Sống khỏe

Một ngày bạn giành bao nhiêu thời gian cho công việc, gia đình? Bạn đã nắm bắt được những thay đổi về tâm sinh lý của con bạn chưa?

Bệnh trầm cảm cần phải được quan tâm, phát hiện và điều trị sớm. Cha mẹ trước tiên nên chú ý đến những thay đổi về cảm xúc của con, đặc biệt là biểu hiện khác thường của bệnh trầm cảm ở thanh, thiếu niên.

Nếu phát hiện con có một số biểu hiện sau, người nhà phải hết sức để ý, sớm đưa đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

1. Đòi chuyển lớp, chuyển trường

Có thể do một số mâu thuẫn của con với bạn của chúng tại trường, hoặc căn bản là không có nguyên nhân gì, nhưng trẻ vẫn cảm thấy có nhiều áp lực từ nơi mình đang học.

Trẻ thường có thái độ khó chịu, tức giận vô cớ, không thể yên tâm học tập, nằng nặc đòi bố mẹ xin chuyển trường, chuyển lớp với những lý do trên.

Khi đến nơi học mới, trạng thái của trẻ vẫn không có chuyển biến tốt, tìm kiếm những lý do khác, hoặc với lý do không thích môi trường mới, để tiếp tục đòi chuyển trường.

Đừng chủ quan với bệnh trầm cảm: 6 dấu hiệu nếu con có thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý - Ảnh 1.

2. Phản kháng lại cha mẹ

Khi nghe lời dạy dỗ, chỉ bảo của bố mẹ, chúng không hợp tác mà luôn có thái độ phản kháng.

- Biểu hiện nhẹ: Không dọn dẹp phòng ngủ của mình, đồ đạc để bừa bộn, rửa mặt, ăn cơm, chải đầu đều chậm, không làm bài tập thầy, cô giáo cho về nhà…

- Biểu hiện nghiêm trọng: Trốn học, tối không về nhà, bỏ nhà đi, luôn bị ám ảnh bởi những ký ức trước đây, chẳng hạn như bị cha mẹ đánh đập, mắng chửi, cha mẹ ly hôn, tái hôn…, muốn "đoạn tuyệt" tình cảm với gia đình.

3. Lo lắng, buồn chán

Mục tiêu, lý tưởng hoặc một sự việc lớn lao nào đó đạt được mục đích, nhưng chúng không bày tỏ biểu hiện vui thích, trái lại còn cảm thấy lo lắng, chán nản.

Chẳng hạn con bạn thi đỗ đại học, nhưng lại luôn buồn phiền, nhiều tâm sự, không muốn đến giảng đường. Trong thời gian học tập tại trường, thường hay vô cớ về nhà, muốn nghỉ học.

4. Tư duy và hành động không đồng nhất

Đối với trường hợp trẻ còn bé, sẽ không biết cách diễn tả cảm xúc về một vấn đề nào đó, mà chỉ sử dụng một số hành động cơ thể nhưng không trùng khớp với việc mà chúng muốn diễn tả.

Chẳng hạn có đứa trẻ thường đưa tay lên đầu để diễn tả việc đau đầu, chóng mặt; có đứa lấy tay ôm ngực để diễn tả việc khó thở;

Có đứa trẻ thì chỉ tay vào trong miệng như muốn nói rằng có thứ gì đó trong cổ họng, lúc đó có thể trẻ muốn nói rằng mình khó nuốt thức ăn. Nhưng thực tế thì chúng chẳng phải đau đầu, khó thở hay khó nuốt.

"Bệnh" của những đứa trẻ dường như đã "rất nghiêm trọng", giống như là mãn tính, thường xuyên tái phát, đi khám nhiều lần nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh, uống nhiều thuốc nhưng bệnh không chuyển biến.

Đừng chủ quan với bệnh trầm cảm: 6 dấu hiệu nếu con có thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý - Ảnh 2.

5. Có biểu hiện tiêu cực

- Tiềm thức ảnh hưởng đến tâm lý

Chẳng hạn, con bạn vừa mới đến cổng trường, vào phòng học hoặc một nơi nào đó, chúng liền cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, rã rời chân tay.

Tuy nhiên, khi chúng rời khỏi những khu vực nói trên, vừa về đến nhà, tất cả mọi thứ đều trở lại bình thường.

- Từ trong tiềm thức, đưa ra những phỏng đoán tiêu cực về mình

Trường hợp đứa trẻ cho rằng kết quả kiểm tra không tốt; không muốn gặp gỡ giao lưu với mọi người; cho rằng mọi việc chúng làm đều sai lầm, thậm chí là tội lỗi, là gánh nặng cho mọi người; cho rằng mình bị tâm thần.

6. Có hành vi tự tử

Chúng tìm mọi cách để tự tử. Đối với đứa trẻ tự tử không thành công, nếu chỉ cứu được mạng sống nhưng không điều trị căn bệnh trầm cảm (bao gồm cả tâm lý trị liệu), chúng sẽ tiếp tục tìm cách để tự tử.

Do hành động tự tử bị tác động bởi yếu tố rối loạn tâm sinh lý, nên bản thân không tự chủ được hành vi.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 7 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 8 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 10 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 12 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 16 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 17 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 19 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Top