Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng gừng không đúng cách có thể nhiễm độc tố gây ung thư gan

Thứ tư, 14:28 25/12/2013 | Sống khỏe

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Nhưng nếu ăn gừng tươi bị dập sẽ nhiễm một loại độc tố mạnh gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.

Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.

Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.

Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.

Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.

Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.

Dùng gừng không đúng cách có thể nhiễm độc tố gây ung thư gan 1
Gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh.

Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.

Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.

Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.

Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.

Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.

Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.

Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.

Lưu ý khi dùng gừng:

- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Gừng khó bảo quản, củ gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).
 
Theo VnMedia
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 9 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Top