Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng lại thức ăn thừa hoặc nấu từ sáng, dân văn phòng mang cơm từ nhà để ăn trưa liệu có tốt?

Thứ tư, 17:25 25/10/2023 | Sống khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người mang cơm trưa từ nhà đến văn phòng để tốt cho sức khỏe lẫn ví tiền. Song, nhiều người không biết cách bảo quản đồ ăn, hoặc sai lầm trong chế biến dẫn tới hậu quả khôn lường.

Từ khi bùng phát dịch Covid-19 đến nay, nhiều thói quen hàng ngày của người dân đã được thay đổi để thích nghi với cuộc sống. Trong đó phải kể đến giải pháp mang cơm trưa đi làm của dân văn phòng.

Chị Nguyễn Yến (sn 1994, nhân viên ngân hàng) cho biết, do buổi sáng không có thời gian nấu nướng nên chị thường chế biến nhiều thức ăn vào buổi tối. Sau khi ăn xong, chị sẽ cho luôn thức ăn thừa còn lại vào hộp để ngày hôm sau mang đi làm. Chị Yến cũng tự sắm cho mình một chiếc hộp có thể cắm điện, như vậy dù ăn cơm trưa ở cơ quan thì đồ ăn cũng luôn nóng hổi thơm ngon.

Cầu kỳ hơn chị Yến, anh Kiều Quân (nhân viên IT tại Hà Nội) thường dậy sớm khoảng 30 phút so với trước đây để luộc rau, chiên trứng hoặc làm một vài món đơn giản phục vụ bữa trưa tại văn phòng.

Dùng lại thức ăn thừa hoặc nấu từ sáng, dân văn phòng mang cơm từ nhà để ăn trưa liệu có tốt? - Ảnh 1.

Dân văn phòng đua nhau mang cơm trưa từ nhà đi làm để tiết kiệm tiền

"Mình lo rằng nếu ăn đồ từ tối hôm trước thì đến trưa hôm sau sẽ không còn ngon nữa. Nhất là mình có đọc được thông tin không nên để rau luộc, nước canh qua đêm trong tủ lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy mình sẽ nấu thức ăn mới, đến lúc ăn chỉ cần quay nóng bằng lò vi sóng là được", anh Quân chia sẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa trưa có vai trò quan trọng, đóng góp tới 40-50% năng lượng nạp vào cơ thể/ngày. Bởi vậy, không nên coi bữa trưa là bữa tạm, ăn qua loa…

Thói quen mang cơm trưa đi làm rất tốt, vừa giảm gánh nặng kinh tế, vừa đảm bảo an toàn. Hiện nay, các dụng cụ đựng thực phẩm cũng rất hữu dụng, đa dạng và đảm bảo. Tuy nhiên, khi mang cơm đi làm, mọi người cũng cần chú ý một số vấn đề trong việc cân bằng dinh dưỡng, chế biến và bảo quản món ăn. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Không ăn lại thức ăn qua đêm

Theo đó, thức ăn khi đã để qua đêm chất lượng sẽ không còn được đảm bảo, dinh dưỡng cũng sẽ bị hao hụt. Thậm chí còn gây rối loạn tiêu hóa vì có thể bị vi khuẩn xâm nhập.

Dùng lại thức ăn thừa hoặc nấu từ sáng, dân văn phòng mang cơm từ nhà để ăn trưa liệu có tốt? - Ảnh 2.

Không nên bảo quản thức ăn trong hộp nhựa khi còn nóng

Điển hình những món ăn được nấu từ đậu phụ, hải sản, trứng… nên được hạn chế dùng khi đã để qua đêm bởi chúng có thể làm biến đổi protein hoặc sản sinh ra vi khuẩn gây hại. Tốt nhất, nên nấu đồ ăn mới vào buổi sáng, rồi bảo quản cẩn thận và mang đi làm để ăn trưa. Qũy thời gian buổi sáng không nhiều, vì thế mọi người không cần chuẩn bị quá cầu kỳ.

Không để thức ăn nóng vào hộp

Thói quen ghét phải chờ đợi thức ăn nguội rồi mới cho vào hộp cần phải thay đổi ngay lập tức. Bạn cần biết, khi thức ăn nóng sinh nhiệt sẽ khiến các món dễ bị nát trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, chúng dễ bị hấp hơi, đây là nguyên nhân khiến cho đồ ăn nhanh bị hỏng, có mùi chua, thiu sau đó.

Đặc biệt, nếu cho thức ăn nóng vào hộp nhựa (nhựa tái chế) trong thời gian dài sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại, khi ăn vào sẽ từ từ ngấm vào cơ thể gây bệnh tật, ung thư.

Không để chung cơm và thức ăn vào một hộp

Để tránh cồng kềnh và tiết kiệm hộp đựng, nhiều người có thói quen để chung cơm và thức ăn vào một hộp đựng. Song, mỗi món ăn có một thời điểm chế biến và thời điểm hỏng, mốc, lên men khác nhau. Do đó, nếu để chung, nguy cơ lây nhiễm khuẩn sẽ tăng cao, nhất là khi để đồ xào nấu có nước xốt chung với cơm trắng.

Chị em nội trợ nên lựa chọn loại hộp cơm có nhiều ngăn hoặc dùng giấy bạc siêu thị để gói riêng từng loại thực phẩm.

Ưu tiên các loại củ quả

Do thời gian bảo quản các loại rau lá quá lâu sẽ làm hao hụt nhiều dinh dưỡng nên các bác sĩ khuyến khích dân văn phòng nên lựa chọn rau củ khi mang cơm đi làm như su hào, cà rốt, su su, củ cải... Trường hợp thích ăn các loại rau lá, tốt nhất nên chế biến theo cách luộc hơn là xào hoặc nấu canh.

Dùng lại thức ăn thừa hoặc nấu từ sáng, dân văn phòng mang cơm từ nhà để ăn trưa liệu có tốt? - Ảnh 3.

Cơm trưa văn phòng cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất, nhất là rau xanh và quả chín

Chỉ nên làm ấm thức ăn

Nhiều văn phòng làm việc có trang bị lò vi sóng nên các chị em có thể hâm nóng cơm trưa dễ dàng. Tuy nhiên, một số thói quen dùng lò quay sai cách như quay bằng hộp nhựa không đảm bảo, để nguyên màng bọc khi quay… có thể gây hại sức khỏe.

Những việc làm này có thể khiến hóa chất trong đồ nhựa kém chất lượng ngấm vào đồ ăn. Do đó, bạn hãy lưu ý dùng các sản phẩm dành riêng cho lò vi sóng để hâm nóng thức ăn an toàn hơn.

Đảm bảo 4 nhóm chất

Thành phần dinh dưỡng của bữa trưa cũng cần phải lưu ý, nên đảm bảo đầy đủ các nhóm chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, đặc biệt là các loại rau xanh, quả chín thường mọi người hay quên ăn vào bữa trưa.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 22 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Top