Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng thấy con ho đã vội dùng kháng sinh

Chủ nhật, 07:53 26/11/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thời tiết giao mùa nhiều trẻ và cả người lớn bị ho gió, ho khan, cảm lạnh, cảm cúm… nhưng dùng kháng sinh ngay không tốt, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Siro quất chưng mật ong/đường phèn rất tốt để chữa những chứng bệnh đó khi mùa đông đến.


Khi sử dụng siro trị ho cho trẻ cần có tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng và không quá lạm dụng. Ảnh: T.L

Khi sử dụng siro trị ho cho trẻ cần có tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng và không quá lạm dụng. Ảnh: T.L

Khuyến khích dùng siro ho cho trẻ

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, thời tiết lạnh giá như hiện nay khiến nhiều trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ho, viêm họng… Nhiều cha mẹ thấy sốt ruột khi con chỉ ho húng hắng vài tiếng, ho gây nôn trớ lại càng lo sợ hơn nên muốn dùng thuốc chặn đứng cơn ho, viêm họng ngay lập tức bằng cách dùng kháng sinh.

Điều này vừa tốn kém vừa không mang lại hiệu quả trong điều trị còn dẫn đến nguy cơ kháng thuốc. Tình trạng kháng thuốc với bệnh nhi ngày càng tăng với con số 10-12 lần/năm.

Thực tế, ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể nhằm loại bỏ các chất tiết, dị vật ra khỏi đường hô hấp. Kháng sinh không sử dụng trong những trường hợp này và trên thế giới, phác đồ điều trị viêm họng do virus cũng không sử dụng kháng sinh mà chỉ điều trị triệu chứng.

Điều trị triệu chứng ở đây là có sốt thì dùng thuốc hạ sốt; ho dùng thuốc ho, thuốc long đờm; nghẹt, sổ mũi thì dùng nước muối biển… Nhiều nghiên cứu chỉ ra trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ, nếu ho không cần dùng kháng sinh mà uống kháng sinh thì lâu khỏi hơn.

“Trước cơn ho, viêm họng của trẻ, cha mẹ cần bình tĩnh, không tìm mọi cách giúp trẻ hết ho. Cần cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc cho trẻ. Những cơn ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ khiến người lớn lo lắng nhưng với trẻ không phải là vấn đề phiền phức.

Thực tế nhiều trẻ bị cơn ho làm tỉnh giấc khi đang ngủ, nôn nhưng hiếm khi làm trẻ kiệt sức hay không thể ngủ được vì ho. Nhiều trẻ lại ngủ một mạch đến sáng sau khi ho một cơn, nôn sạch”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên.

Vài bài siro trị ho dược thảo dễ kiếm

Theo lương y Phúc Toàn Anh (Hội Đông y Hà Nội), có nhiều bài thuốc dân gian chữa ho cho bé hiệu quả, không gây hại bộ máy tiêu hóa, gan thận, không sợ bị nhờn thuốc, với các dược liệu dễ kiếm. Thông dụng nhất, dễ làm nhất là siro làm từ quất, gừng, mật ong…

Gừng có tác dụng thông mũi tự nhiên, giảm đau họng, kháng virus và kháng khuẩn; Chanh nhiều vitamin C, ức chế ho và chống cảm lạnh, tăng hệ thống miễn dịch, kháng virus và kháng khuẩn.

Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống các bệnh về đường hô hấp trên, làm dịu đau cổ họng. Nhưng mật ong chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi. Còn trẻ dưới 12 tháng tuổi nên thay mật ong bằng đường phèn, đường mía, chứ không nên dùng mật ong.

Cách làm siro quất ngâm mật ong

Nhà có phụ nữ có thai, trẻ nhỏ nên làm hũ quất chưng mật ong, với khoảng 8 liều dùng để có thể dùng bất cứ lúc nào.

Quất: 200g, mật ong nguyên chất: 150ml, một ít muối trắng. Hũ thủy tinh có nắp.

Sơ chế quất, ngâm nước muối như trên, rồi xắt lát, hoặc cắt đôi bỏ hạt. Xếp quất vào hũ, cứ 1 lớp quất đổ 1 lớp mật ong. Đậy kín nắp hũ, cất nơi thoáng mát. Sau 3-5 ngày chắt lấy nước uống, hoặc pha với nước ấm cho trẻ dễ uống.

- Trẻ lớn nên ngậm thêm miếng quất, rồi nhai nuốt sẽ tốt hơn.

- Người lớn dùng nhiều hơn mới hiệu quả.

Siro quất - gừng - mật ong

Quất tươi 0,5kg; gừng (1 củ); đường phèn 150g; mật ong hoa nhãn nguyên chất 80ml.

Gừng cạo vỏ, thái lát mỏng. Quất rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 45 phút rồi rửa lại lần nữa với nước sạch. Cắt đôi quả quất, bỏ hạt rồi xếp vào tô lớn cùng gừng, mật ong, đường phèn. Tất cả chưng cách thủy 60 phút là dùng được.

Bài siro ho chanh - gừng - mật ong

Gừng: 1 miếng; mật ong: 1 chén nhỏ; chanh: 2 quả; bộ lọc và bát; lọ đựng siro; nồi; cốc và thìa.

Gừng rửa sạch cắt lát. Chanh nạo lấy vỏ rồi vắt nước để riêng. Đổ một chén nước vào nồi, cho gừng thái lát vào. Thêm 2 thìa vỏ chanh đã nạo. Đun sôi và để bốc hơi 5 phút, rồi lọc lấy nước, bỏ bã.

Đổ 1 chén mật ong vào nồi, đun lửa nhỏ (nhưng không để mật ong sôi), đổ hỗn hợp chanh, gừng vào. Thêm nước cốt chanh vào khuấy đều. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ vài phút là được. Để nguội rồi đổ hỗn hợp vào lọ và bảo quản nơi thoáng mát.

- Trẻ 1 - 5 tuổi uống 1/2 đến 1 thìa cà phê, 2h uống 1 lần.

- Trẻ 5 - 12 tuổi uống 1 - 2 thìa cà phê. 2h uống 1lần

- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn dùng 1 - 2 thìa, uống 4h/lần.

Chọn dược liệu sạch chữa ho cho trẻ

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, để tránh dùng kháng sinh cho trẻ khi ho, các bố mẹ hãy cho trẻ uống thuốc ho Đông y, hoặc các loại siro ho tự chế từ dược liệu vườn nhà như quất, chanh đào, hoa hồng bạch, vỏ quýt… hấp/chưng mật ong. Việc kê đơn cho bệnh nhi bị ho bằng các loại siro dược liệu đã khuyến khích từ lâu bởi rất hiệu quả, giảm ho, long đờm khi dùng một mình, hay kết hợp với tân dược. Vấn đề là dược liệu cần phải thật sự sạch mới có hiệu quả như mong muốn.

Nếu siro ho dùng dược liệu “bẩn”, kém chất lượng (dùng phân bón, thuốc trừ sâu, có kim loại nặng…) thì trẻ uống lâu dài chất độc sẽ tích tụ, gây ra các vấn đề về sức khỏe (dù có thể đã chữa được một loại bệnh nào đó).

Siro trị ho cũng cần có tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng, và không quá lạm dụng.

Việc lựa chọn và sử dụng siro ho các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý sử dụng theo lời khuyên bác sĩ. Việc dùng không đúng, lạm dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây ngộ độc nếu dùng quá liều.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai

Hà Dương – Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 31 phút trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Top