Dược phẩm sinh học – một trong những bước phát triển của y học trong điều trị ung thư
Ung thư không còn là một căn bệnh quá xa lạ trong đời sống khi tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Dưới sự phát triển của y học hiện đại, các phương pháp tầm soát và điều trị tiên tiến đã ra đời, hỗ trợ cho nhiều bệnh nhân. Trong đó, dược phẩm sinh học được xem là một trong các bước tiến quan trọng.
Ung thư hoạt động theo cơ chế như thế nào? Nó khác các loại bệnh khác ra sao?
Một cách dễ hiểu, chúng ta có thể nghĩ về một căn bệnh như là tình trạng cơ thể bị xâm lấn bởi một tác nhân nào đó mà cơ thể không sản sinh ra. Ví dụ, nếu cơ thể có một vết cắt bị vi khuẩn xâm lấn, chúng ta có thể sẽ bị nhiễm trùng, hoặc nếu các xoang bị vi-rút xâm lấn, chúng ta có thể sẽ bị cảm lạnh. Đối với các loại bệnh trạng như vậy, mục tiêu của việc điều trị là loại bỏ hoặc trung hòa các tác nhân xâm lấn ngoại lai. Cách chữa trị chính là loại bỏ tác nhân gây bệnh. Ví dụ, trong trường hợp nguyên nhân là do vi khuẩn, thì giải pháp điều trị là sử dụng kháng sinh.
Tuy nhiên, ung thư thì khó xử lý hơn, vì có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Ung thư xảy ra khi cơ thể sản sinh các tế bào bất thường có khả năng nhân đôi không thể kiểm soát. Bởi vì các tế bào ung thư là do chính cơ thể con người tạo ra dưới các tác động từ bên ngoài hoặc do di truyền. Bên cạnh việc loại bỏ tác nhân để tình trạng bệnh không trầm trọng thêm, phải loại bỏ cả các tế bào đã bị bệnh, cho nên việc chủ đích nhắm vào các tế bào này bằng các sản phẩm thuốc truyền thống thường không mang lại nhiều hiệu quả. Các loại thuốc đa số tấn công vào tất cả các tế bào trong cơ thể người bệnh, chứ không chỉ các tế bào ung thư, bởi vì các sản phẩm thuốc này không thể phân biệt tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh của cơ thể, gây hại cho các tế bào khỏe mạnh. Đó là lý do vì sao, y học hiện đai bắt đầu chú trọng vào cơ chế tự bảo vệ khỏi bệnh tật của cơ thể con người – gọi một cách khác chính là các kháng thể - các protein có hình chữ Y với khả năng nhận diện và trung hòa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và vi-rút. Từ đó, có nhiều hướng nghiên cứu để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ, và dược phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học, là một hướng đi triển vọng.

Cụ thể, dược phẩm sinh học được sản xuất theo cơ chế gắn các phân tử thuốc vào các kháng thể có khả năng nhắm đích vào tế bào ung thư. Cơ chế này cho phép thuốc tìm đến và phát huy tác dụng trên đúng tế bào mục tiêu, nhờ đó hạn chế tác động lên các tế bào khỏe mạnh khác, hạn chế các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Ajinomoto Bio-Pharma Services (Aji Bio-Pharma), một tổ chức của Ajinomoto chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phái sinh của axit amin để phục vụ ngành dược phẩm sinh học từ khoảng 30 năm trước, tiến hành phát triển những công nghệ tiên tiến hơn và áp dụng ở quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người.
Một trong những thành tựu của công ty là công nghệ AJICAP™ - công nghệ giúp gia tăng độ chính xác lượng thuốc gắn vào mỗi kháng thể cũng như vị trí thuốc gắn trên kháng thể đó, phát huy được dược tính của thuốc và an toàn hơn. Dựa trên công nghệ này, công ty sản xuất từ 750 triệu đến 1 tỷ liều thuốc các loại cho 43 chỉ định khác nhau. Sản phẩm của Aji Bio-Pharma đã đến được với những người có nhu cầu điều trị ở hơn 150 quốc gia, giúp họ sống khỏe mạnh hơn, lâu dài hơn.

Các cơ sở của công ty tại Bỉ, Nhật Bản và Ấn Độ đặt trọng tâm vào sản xuất "phân tử nhỏ" truyền thống, phân phối một số dòng sản phẩm thuốc truyền thống thiết yếu nhất đến với hàng triệu người đang có nhu cầu trên toàn thế giới. Trong khi đó trọng tâm của các cơ sở tại California, Mỹ là dược phẩm sinh học "phân tử lớn", và của các cơ sở tại Osaka, Nhật Bản là công nghệ biểu hiện gen.
Với những nỗ lực nghiên cứu không ngừng cùng chuyên môn sâu rộng, từ lĩnh vực axit amin đến giải pháp sử dụng sinh phẩm để hỗ trợ điều trị ung thư, Tập đoàn Ajinomoto đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế và sản phẩm trị liệu trong nhiều thập kỷ tới.
PV

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 8 phút trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 2 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 3 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 16 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.