Đường ruột khỏe mạnh là chìa khóa cho hệ miễn dịch khỏe mạnh
GiadinhNet – GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia đã nhấn mạnh như vậy tại buổi Tọa đàm hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 29/5 với chủ đề "Khỏe tiêu hóa – Khỏe hơn mỗi ngày". Tọa đàm do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
10% dân số Việt Nam mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Tại Tọa đàm, GS.TS Lê Danh Tuyên cho biết, đường tiêu hóa, cụ thể là đường ruột, nơi tập trung tới hơn 70% thành phần hệ miễn dịch cũng chính là địa điểm hệ miễn dịch và vi khuẩn gặp nhau.
Đường ruột khỏe mạnh khi có 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột của con người thay đổi theo thời gian, khi chế độ ăn uống thay đổi và khi sức khỏe tổng thể thay đổi.

Tọa đàm Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 29/5 với chủ đề "Khỏe tiêu hóa – Khỏe hơn mỗi ngày" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức. Ảnh: Trần Minh
Chia sẻ rõ hơn về vấn đề này, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ đảm bảo ăn ngon, hấp thu tốt dưỡng chất mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh tăng cường sức đề kháng, tránh xa bệnh tật.
Bên cạnh đó, một hệ thống tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi trong sức khỏe toàn thân. Cơ quan duy nhất của cơ thể tiếp nhận và hấp thu chất dinh dưỡng. Sức khỏe đường ruột ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết, tình trạng da, sức khoẻ tâm thần, các bệnh mạn tính, các bệnh ung thư… Do đó, một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể.
Tuy nhiên, trên thực tế, tại Việt Nam, có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và đáng lo ngại hơn khi những trường hợp mắc bệnh này đang có sự gia tăng đáng báo động.
Lấy ví dụ chứng minh, PGS Vân Hồng cho biết, theo số liệu thống kê trong tháng 4/2022 tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, trung bình có khoảng 229 ca/ngày bệnh nhân đến khám các vấn đề liên quan đến tiêu hoá.
Trong đó, 50% số bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện là do xơ gan; còn lại là các bệnh lý khác như: ung thư gan, loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, ung thư tiêu hóa…
Dinh dưỡng lành mạnh giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn
Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sức khỏe của hệ miễn dịch. Bên cạnh những yếu tố khách quan khó có thể thay đổi như tuổi, giới, bộ gen, môi trường sống, thì cũng có những yếu tố chủ quan như dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, mức độ vận động… Trong đó vai trò của dinh dưỡng là đặc biệt nổi bật.

GS.TS Lê Danh Tuyên cho biết, đường ruột khỏe mạnh là chìa khóa cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ảnh: Trần Minh
"Nếu coi hệ miễn dịch như một thành trì thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì đó. Dinh dưỡng cũng cung cấp nguồn năng lượng không thể thiếu để hệ miễn dịch vận hành trơn tru, sẵn sàng được kích hoạt một cách hiệu quả khi có tác nhân có hại xâm nhập", GS.TS Lê Danh Tuyên nhấn mạnh.
Cũng theo Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các can thiệp về dinh dưỡng, cụ thể là bổ sung vi chất phối hợp probiotic, prebiotic được báo cáo là có cải thiện và nâng cao miễn dịch, giảm tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa và hô hấp trên trẻ em.
Trên phương diện tổng thể, khi tình trạng dinh dưỡng được cải thiện thông qua bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, các vấn đề về sức khỏe cũng theo đó được nâng cao. Nói một cách khác, cơ thể cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ dẫn tới có đủ dự trữ dinh dưỡng. Dự trữ này sẽ được huy động để thực hiện các chức năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Như vậy, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cả đa lượng và vi lượng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó, các bổ sung khác về dinh dưỡng như lợi khuẩn probiotic, các prebiotic nuôi dưỡng hệ vi khuẩn ruột cũng như các chất chống oxy hóa tự nhiên dạng polyphenol thực vật thông qua chế độ ăn đa dạng, nhiều rau củ quả cũng giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Bệnh viện E ứng dụng công nghệ phổ và AI: Dự đoán chính xác bệnh tim mạch, ung bướu và thần kinh
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 15 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.