Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đường sắt thiệt hại nặng nề do COVID-19, nhiều nhân viên tuần đường, gác chắn bị nợ lương

GiadinhNet – Do ảnh hưởng của COVID-19, khách đi tàu giảm, doanh thu thiệt hại khiến doanh nghiệp vận tải đường sắt phải cắt giảm nhiều chuyến tàu.

Đường sắt thiệt hại nặng nề do COVID-19, nhiều nhân viên tuần đường, gác chắn bị nợ lương - Ảnh 1.

Theo thông tin từ Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội, từ ngày hôm qua (24/2), đã tạm dừng chạy một số đôi tàu do vắng khách.

Cụ thể, đôi tàu SE35/36 tuyến Hà Nội - Vinh và ngược lại. Tàu SP1/2 tuyến Hà Nội - Lào Cai và ngược lại. Dừng chạy hàng ngày đôi tàu YB3/4 tuyến Hà Nội - Yên Bái và ngược lại, chỉ duy trì chạy đôi tàu này vào ngày cuối tuần từ Hà Nội đi vào thứ 7 và từ Yên Bái về vào chủ nhật. Hành khách đã mua vé trên các tàu này sẽ được đổi hoặc hoàn trả vé theo yêu cầu.

Bà Phùng Thị Lý Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, việc dừng các tàu thường xuyên do vắng khách, khách trả vé nhiều, trong khi học sinh, sinh viên vẫn tiếp tục nghỉ học. Về thời gian tàu hoạt động trở lại, theo bà Hà, chưa thể nói trước, việc này phụ thuộc vào lượng hành khách đi tàu.

Theo bà Hà, từ khi có thông tin dịch COVID-19, hành khách đã trả lại hơn 26.000 vé. Dự kiến, doanh thu vận tải hành khách tháng 2 và tháng 3 của đơn vị này tiếp tục giảm 50% so với cùng kỳ, sản lượng vận tải hàng hoá giảm khoảng 30%.

Đường sắt thiệt hại nặng nề do COVID-19, nhiều nhân viên tuần đường, gác chắn bị nợ lương - Ảnh 2.

Nhiều đoàn tàu ở ga Hà Nội phải tạm dừng vì vắng khách. Ảnh: Hồng Vĩnh

Tương tự, Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn cũng thông báo dừng chạy tàu SQN1/2 tuyến Sài Gòn - Quy Nhơn và ngược lại. Tàu SPT1/2 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết và ngược lại dừng chạy hằng ngày, chỉ chạy vào các ngày thứ 6, 7 và chủ nhật hàng tuần, đồng thời bỏ qua đón/trả khách tại ga Sóng Thần.

Ông Đào Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn cho biết, từ ngày bùng phát dịch COVID-19 tới nay, khách đi tàu giảm khoảng 50% so với cùng kỳ, với hàng chục nghìn vé bị trả lại, các công ty lữ hành hủy tua.

Thiệt hại sơ bộ của đơn vị tới nay đã lên tới hơn 40 tỷ đồng. 

"Chúng tôi đã có văn bản kiến nghị các bộ, ngành xem xét có chính sách hỗ trợ đường sắt do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, như giảm phí hạ tầng, phí điều hành; Các ngân hàng cho khoanh, giãn nợ, giảm lãi suất. Chúng tôi cũng áp dụng các biện pháp để giảm chi phí quản trị vì không có thu", ông Tuấn nói.

Trưởng chuyến tàu SE9 Phạm Trọng Luân (xuất phát từ ga Hà Nội) chia sẻ: "Do lượng khách giảm nên tàu phải cắt bớt toa xe. Nếu tính về doanh thu thì không hiệu quả nhưng có còn hơn không".

Đường sắt thiệt hại nặng nề do COVID-19, nhiều nhân viên tuần đường, gác chắn bị nợ lương - Ảnh 4.

Theo thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ đầu năm đến nay, vận tải đường sắt đã sụt giảm hơn 60 tỉ đồng doanh thu. Ảnh: Hà Mai

Trưởng tàu SE3/4 Đặng Xuân Định (xuất phát ga Sài Gòn) cũng bày tỏ "Ảnh hưởng của dịch COVID-19, người dân hạn chế đi lại nên rất vắng khách. Trung bình ngày thường tàu xuất phát ga Sài Gòn chỉ được trên dưới 100 khách; doanh thu khoảng hơn 400 triệu đồng/vòng quay (cả lượt đi và về), giảm đến 50% so với trước. Có chuyến khách đi tàu còn vắng hơn, giảm đến 70%".

Còn theo ghi nhận của phóng viên tại trạm gác chắn Định Công (đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội), rất nhiều công nhân cho biết đến thời điểm hiện tại họ còn chưa nhận được lương tháng 1/2020.

Trong chiếc chòi nhỏ, rộng rộng chừng 9m2, vừa là nơi ăn uống, vừa là nơi làm việc, nằm ven đường Giải Phóng, chị Tạ Thị Thu Hà (sinh năm 1970, có 30 năm gắn bó với trạm gác chắn đường sắt) chia sẻ: "Trạm gác chắn Định Công có 3 ban, mỗi ban 2 người trực, làm việc bất kể ngày đêm. Công nhân trạm gác mỗi ngày làm 12 tiếng và được bố trí nghỉ một ngày hôm sau. Với người khác, được nghỉ ai cũng mừng, nhưng với công nhân đường sắt, nghỉ một ngày là thu nhập giảm một ngày".

Đường sắt thiệt hại nặng nề do COVID-19, nhiều nhân viên tuần đường, gác chắn bị nợ lương - Ảnh 5.

Chị Nguyễn Thị Hương, làm việc tại Công ty CP Đường sắt Hà Hải. Ảnh: Nhật Tân

Theo chị Hà, trong 30 năm công tác tại trạm gác chắn, chị nuôi 2 con ăn học đến tuổi trưởng thành nhưng lúc nào gia đình cũng trong tình cảnh "thiếu trước, hụt sau". Cuộc sống khó khăn, đồng lương đi làm có khi được 5 – 6 triệu đồng, nếu trừ bảo hiểm và một số chế độ khác lương chỉ còn 3 - 4 triệu đồng. Cuộc sống hằng ngày chỉ dựa vào đồng lương công nhân ít ỏi, ngoài ra chị Hà không còn thêm khoản thu nhập nào khác.

Còn chị Nguyễn Thị Hương (sinh năm 1973, người có 27 năm trong nghề) cho hay: "Thường thì ban ngày trung bình có 5 chuyến tàu, ban đêm khoảng 15 chuyến nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên hành khách không có mấy".

Đường sắt thiệt hại nặng nề do COVID-19, nhiều nhân viên tuần đường, gác chắn bị nợ lương - Ảnh 6.

Chị Nguyễn Thị Hương cho biết, bình thường lương sẽ được trả vào ngày 15 hàng tháng. Nhưng hiện tại công nhân tại đây chưa nhận được lương tháng 1. Ảnh: Nhật Tân

Chia sẻ về việc công ty chậm lương, chị Hương cho rằng, ban lãnh đạo công ty cũng chưa có bất cứ thông báo cụ thể nào do vậy mọi người rất sốt ruột. "Công nhân đường sắt làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Bên cạnh đó, chưa bao giờ chúng tôi được ăn cái Tết trọn vẹn cùng gia đình trong mấy chục năm công tác nên cũng chỉ mong đồng lương được nhận đầy đủ, đúng ngày", chị Hương tâm sự.

Trong cuộc làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, sau khi chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước thì từ tháng 1/2020 đến nay, đơn vị chưa nhận được ngân sách quản lý, bảo trì khiến cho trên 1,1 vạn con người không có tiền lương.

Nguyên nhân do Điều 49 Luật Ngân sách Nhà nước quy định, là khi cơ quan nhận được ngân sách thì giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc. Trong khi Tổng Công ty Đường sắt không còn là đơn vị trực thuộc của Bộ GTVT.

"Đến giờ trên 1 vạn con người không có lương. Các đơn vị thì không có tiền để chi trả nên Tổng công ty phải ứng, song tôi ứng như vậy là tôi đang làm sai và phải đối diện với nhiều rủi ro", ông Minh cho biết.

Theo ông Minh, việc tạm chi trả tiền để duy trì hoạt động này chỉ là tạm thời, không thể duy trì mãi được. Nếu đến tháng 3 tới mà không giải quyết thì có thể phải dừng hoạt động chạy tàu trên toàn quốc, vì không có ai làm tuần đường, gác chắn…

Nhật Tân


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 1 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới thời tiết ở miền Bắc sẽ dịu hơn do có hai đợt không khí lạnh tràn về. Trời có thể có mưa, nhiệt độ cao nhất trong ngày sẽ ở mức hơn 30 độ.

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Top