Hà Nội
23°C / 22-25°C

Em bé vừa chào đời đã mắc giang mai, bác sĩ chỉ rõ con đường lây bệnh

Thứ sáu, 11:35 13/01/2023 | Y tế

Bé được sinh ra từ mẹ bị bệnh giang mai. Tuy nhiên, người phụ nữ này không được phát hiện và điều trị sớm trước sinh.

Các bác sĩ khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ vừa tiếp nhận một trẻ sơ sinh sinh non nhẹ cân bị bệnh giang mai bẩm sinh. Em bé có tổn thương da, gan lách to. Xét nghiệm dịch não tủy cho thấy bé còn có tổn thương thần kinh.

Trước đó, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận điều trị trường hợp em bé lây giang mai từ trong bụng mẹ. Người phụ nữ 25 tuổi chỉ biết mình bị giang mai khi chuẩn bị sinh tại một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội. Việc can thiệp điều trị lúc này để phòng lây nhiễm cho con là muộn.

Một tháng sau khi sinh, chị cùng bé đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám, xét nghiệm, định lượng kháng thể giang mai để xem liệu tình trạng ở bé là giang mai do huyết thanh từ mẹ truyền sang hay bị giang mai thực sự.

Kết quả em bé sơ sinh bị giang mai bẩm sinh . Bé và mẹ được điều trị bằng kháng sinh đường tiêm, kết quả tốt. Chồng chị cũng được đưa đến để xét nghiệm, điều trị bởi đây là bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục.

Em bé vừa chào đời đã mắc giang mai, bác sĩ chỉ rõ con đường lây bệnh - Ảnh 1.

Trẻ mắc giang mai bẩm sinh có biểu hiện sớm trước 2 tuổi, các dấu hiệu nhận diện thường là có phỏng nước, bong vảy lòng bàn tay, bàn chân, sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn, xương to, đau các đầu xương làm trở ngại vận động. Ảnh minh họa.

Theo BS. Phạm Thị Lan - Bệnh viện Da liễu Trung ương, giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra, dễ lây lan, chủ yếu là qua hoạt động tình dục.

Người bệnh giang mai thường không biết về căn bệnh này và vô tình lây cho người khác. Bằng việc nhận biết được dấu hiệu và triệu chứng bệnh giang mai sẽ giúp bạn kịp thời điều trị căn bệnh xã hội này.

Con đường lây truyền bệnh giang mai

- Lây truyền qua quan hệ tình dục : Đây là đường lây truyền chủ yếu, chiếm tới 90% trường hợp. Đa số các cách quan hệ tình dục (đường âm đạo, hậu môn hay miệng) đều là nguyên nhân lây truyền bệnh giang mai.

- Lây truyền do tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai qua các vết xước trên da, niêm mạc.

- Lây truyền từ mẹ sang con do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập máu thai nhi qua rau thai.

- Lây truyền do truyền máu hay qua các dụng cụ tiêm, chích bị nhiễm bệnh.

Mẹ mắc giang mai có thể lây truyền cho con trong thời kỳ mang thai. Em bé sinh ra mắc giang mai bẩm sinh có thể không có triệu chứng gì trong vài tuần đầu sau sinh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: đục thủy tinh thể, điếc, viêm màng não ,…

Mẹ mắc giang mai thời kỳ mang thai có thể mắc biến chứng khác như: sẩy thai, thai lưu, đẻ non hay sinh con nhẹ cân,.. Vì vậy phụ nữ mang thai cần được làm xét nghiệm sàng lọc giang mai trong 3 tháng đầu và điều trị sớm để tránh biến chứng cho mẹ và con.

Biết được đường lây truyền của bệnh giang mai, người bệnh chú ý trong việc quản lý bệnh để tránh lây lan, đồng thời những người không mắc bệnh cần có kiến thức để tự bảo vệ mình và người thân khỏi những nguy cơ gây bệnh.

Bệnh giang mai có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra của bệnh. Phương pháp điều trị chủ yếu dùng Penicillin là thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị giang mai. Trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với penicilin thì có thể thay thế bằng: tetracyclin,doxycyclin, erythromycin. Chú ý không dùng tetracyclin và doxycyclin ở phụ nữ có thai. Người bệnh cần làm xét nghiệm lại RPR vào tháng thứ 3, 6 và 12 sau khi hoàn thành điều trị.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên xét nghiệm tầm soát giang mai ở giai đoạn tiền hôn nhân, trước mang thai, 3 tháng đầu thai kỳ để được điều trị ngay càng sớm càng tốt, đặc biệt trước sinh 4 tuần nhằm tránh nguy cơ lây truyền bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ.

Ngoài bệnh giang mai, bà mẹ chú ý các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể truyền từ mẹ sang con: HIV, viêm gan B, lậu, chlamydia… Những bệnh này không chỉ có nguy cơ gây sinh non, sảy thai, thai chết lưu, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe cho mẹ và cả bé sau sanh.

Minh Đức
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Y tế - 4 giờ trước

500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Y tế - 21 giờ trước

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 23 giờ trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 1 ngày trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Y tế - 1 ngày trước

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 4 ngày trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Top