Hà Nội
23°C / 22-25°C

EU chính thức gỡ bỏ kiểm soát ATTP mỳ ăn liền Việt Nam, tăng kiểm soát mặt hàng thanh long, ớt, đậu bắp

Thứ năm, 11:18 13/06/2024 | Bảo vệ người tiêu dùng

GĐXH - Sáng 13/6, Bộ Công thương cho biết, mặt hàng mỳ ăn liền Việt Nam chính thức được đưa ra khỏi diện kiểm soát về an toàn thực phẩm tại EU vì đã đáp ứng các quy định của EU.

Phát hiện hơn 10.000 gói kẹo nhiều màu sắc nghi nhập lậu trong khu tổ hợp ga ở Hà NộiPhát hiện hơn 10.000 gói kẹo nhiều màu sắc nghi nhập lậu trong khu tổ hợp ga ở Hà Nội

GĐXH - Chiều 8/6, thông tin tới phóng viên, Đội QLTT số 7 (Cục QLTT Hà Nội) cho biết, hơn 10.000 gói kẹo nhiều màu sắc vừa được phát hiện và tạm thu giữ do nghi ngờ là hàng nhập lậu.

Cụ thể,  Ủy ban Châu Âu vừa có công báo về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào EU theo quy định 2019/1973.

Theo Công báo này,  mỳ ăn liền Việt Nam chính thức đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của EU.

Ngoài ra, EU áp dụng tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với mặt hàng thanh long từ 20% lên 30%, đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm (Thanh long vẫn nằm trong phụ lục II của Quy định và tăng tần suất kiểm tra từ 20% lên 30%).

EU chính thức gỡ bỏ kiểm soát ATTP mỳ ăn liền Việt Nam, tăng kiểm soát mặt hàng thanh long, ớt, đậu bắp - Ảnh 2.

Sáng 13/6, Bộ Công thương cho biết, mặt hàng mỳ ăn liền Việt Nam chính thức được đưa ra khỏi diện kiểm soát về an toàn thực phẩm tại EU vì đã đáp ứng các quy định của EU.

Mặt hàng ớt đang bị EU áp dụng tại Phụ lục I (tần suất kiểm tra là 50%) chuyển sang Phụ lục II của Quy định 2019/1973 tần suất kiểm tra 50%, đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm.

Mặt hàng đậu bắp, EU vẫn áp dụng tại Phụ lục II của Quy định 2019/1973 tần suất kiểm tra 50%, đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm.

Mặt hàng sầu riêng giữ nguyên mức độ kiểm soát so với lần rà soát trước đây tại quy định 2024/286 ngày 6/2/2024, tần suất kiểm tra là 10% theo quy định tại Phụ Lục I. Quy định này có hiệu lực từ ngày 2/7/2024.

EU chính thức gỡ bỏ kiểm soát ATTP mỳ ăn liền Việt Nam, tăng kiểm soát mặt hàng thanh long, ớt, đậu bắp - Ảnh 3.

EU áp dụng tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với mặt hàng thanh long từ 20% lên 30%.

Riêng mặt hàng ớt có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, các lô hàng được xuất khẩu đã rời cảng từ Việt Nam hoặc từ nước thứ ba trước ngày Quy định 2024/1662 này có hiệu lực thì vẫn áp dụng theo Quy định 2024/286 ngày 6/2/2024 chưa phải kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm.

Các Lô hàng mới xuất khẩu sau thời hiệu trên sang EU sẽ có hiệu lực từ ngày 2/9/2024.

Bộ Công thương cho biết, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công Thương trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nỗ lực rất lớn của ngành công thương trong công tác quản lý chất lượng… mỳ ăn liền từ Việt Nam đã được dỡ bỏ kiểm soát an toàn thực phẩm tại cửa khẩu của EU.

Đây là ghi nhận rất lớn của EU với khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam với tiến trình vụ việc được xử lý rất nhanh, cụ thể:

Tháng 1/2022: EU đưa các loại bún, miến, mỳ của Việt Nam vào phụ lục II về kiểm soát an toàn thực phẩm.

Sáu tháng sau, tháng 7/2022, Việt Nam thành công thuyết phục EU đưa các loại Bún, miến, mỳ làm từ gạo ra khỏi kiểm soát an toàn thực phẩm với lý do các nội dung kiểm soát của EU vượt quá nhu cầu cần thiết theo thông lệ SPS.

Một năm tiếp theo, vào tháng 6/2023, với nỗ lực kiểm soát chất lượng sản phẩm rất tốt của Bộ Công Thương, Việt Nam đã thuyết phục thành công EU đưa mỳ ăn liền từ kiểm soát từ phụ lục II sang phụ lục I với tần suất kiểm tra là 20%.

Tháng 6/2024, (tức là 1 năm sau chuyển từ phụ lục II sang phụ lục I), mỳ ăn liền Việt Nam đã được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm.

Để tiếp tục xuất khẩu ổn định vào EU cũng như bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu của Việt Nam, đề nghị các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản, lương thực thực phẩm cần nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của EU.

Vì sao những vườn sản vật "tiến vua" xứ Huế mất mùa chưa từng có?Vì sao những vườn sản vật 'tiến vua' xứ Huế mất mùa chưa từng có?

Nông dân xứ Huế đang đứng ngồi không yên nhìn những vườn Thanh Trà mất mùa chưa từng có, cùng với đó là chất lượng và hương vị ngày càng sụt giảm.

Từ 2025, người dân phải đảm bảo những điều kiện này mới được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng gay gắt, dân trồng dưa ở Hà Tĩnh phấn khởi đếm quả thu tiền

Nắng nóng gay gắt, dân trồng dưa ở Hà Tĩnh phấn khởi đếm quả thu tiền

Bảo vệ người tiêu dùng - 8 giờ trước

Bất chấp nắng nóng, người dân trồng dưa tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh tất bật thu hoạch vụ mùa.

Vì sao rác thải sinh hoạt ở thành phố Hà Nội vẫn nằm ngổn ngang dưới lòng đường?

Vì sao rác thải sinh hoạt ở thành phố Hà Nội vẫn nằm ngổn ngang dưới lòng đường?

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Dưới gốc cây, chân cột điện, cạnh tủ điện... là những chỗ để rác 'lý tưởng' khi chưa đến giờ đổ rác theo quy định. Bất kể đêm hay ngày, thói quen cứ tiện lúc nào là vứt rác lúc ấy đã khiến những điểm tập kết rác tự phát mọc lên khắp các con phố tại thủ đô, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người dân.

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 15): Cận cảnh cơ sở thẩm mỹ Changwon buộc phải đóng cửa sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 15): Cận cảnh cơ sở thẩm mỹ Changwon buộc phải đóng cửa sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Sau loạt bài viết "Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ" của Chuyên trang Gia đình và Xã hội, Viện thẩm mỹ Quốc tế Changwon (số 22A-22B Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã buộc đóng cửa, tạm đình chỉ hoạt động.

Kiếm tiền mưu sinh với nghề 'treo người' giữa lưng chừng trời ở Hà Nội

Kiếm tiền mưu sinh với nghề 'treo người' giữa lưng chừng trời ở Hà Nội

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

Hà Nội vào mùa sấu cũng là lúc nhiều người đua nhau trèo lên những cây sấu cao vài chục mét để hái quả, bất chấp hiểm nguy và bị cấm hoạt động.

Bán không ai mua, nhà đầu tư giữ đất chờ tăng giá

Bán không ai mua, nhà đầu tư giữ đất chờ tăng giá

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

Gần đây, thị trường nhà đất phía Nam xuất hiện tình trạng nhà đầu tư “giữ hàng” hoặc “rút hàng” sau khoảng thời gian rao bán nhằm chờ thị trường tốt lên để bán được giá cao hơn. Tuy vậy, sự thật phía sau ít ai biết, nhiều nền đất vì rao bán mãi không ai mua nên chủ nhà/đất vin vào cớ chờ thị trường.

Hà Nội: Quán bún chả 'rửa thịt' bằng nước than bị xử phạt 3,5 triệu đồng

Hà Nội: Quán bún chả 'rửa thịt' bằng nước than bị xử phạt 3,5 triệu đồng

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 20/6, UBND phường Văn Miếu (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra, đồng thời xử phạt chủ quán bún chả bị tố "rửa thịt" bằng nước than tổng 3,5 triệu đồng cho 3 lỗi vi phạm.

Dior mua túi từ thầu phụ 1,4 triệu, bán giá gần 70 triệu?

Dior mua túi từ thầu phụ 1,4 triệu, bán giá gần 70 triệu?

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

Trong vụ bê bối bóc lột lao động của nhà máy sản xuất túi Dior tại Ý có thông tin gây bất ngờ về giá sản xuất của những chiếc túi chỉ dành cho giới nhà giàu.

Phát hiện 10 tấn quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm nghi nhập lậu, tiểu thương đang livestream 'chốt đơn' rầm rộ trên khu đất 300m2

Phát hiện 10 tấn quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm nghi nhập lậu, tiểu thương đang livestream 'chốt đơn' rầm rộ trên khu đất 300m2

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 20/6, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, tạm giữ khoảng 10 tấn hàng hóa là thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo nghi ngờ không rõ nguồn gốc xuất xứ, tại Cà Mau.

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 14): Sở Y tế Hà Nội không cấp số công bố mỹ phẩm cho YC Việt Nam

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 14): Sở Y tế Hà Nội không cấp số công bố mỹ phẩm cho YC Việt Nam

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Theo Sở Y tế Hà Nội, Sở không cấp phép số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho phòng khám YC Việt Nam và Hộ kinh doanh YC Việt Nam.

Hà Nội: Quán bún chả bị tố 'rửa thịt bằng nước than, nước rửa chén', chủ quán nói gì?

Hà Nội: Quán bún chả bị tố 'rửa thịt bằng nước than, nước rửa chén', chủ quán nói gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

GĐXH - Đại diện quán bún chả bị tố 'rửa thịt bằng nước than, nước rửa chén' ở Hà Nội khẳng định, nước trong khay sắt chỉ là mỡ từ thịt chảy ra, nhân viên do "sơ suất" vì vậy khi làm rơi thịt xuống than đã nhúng vào mỡ rồi đặt lên vỉ để nướng.

Top