Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ghi ở tâm sởi: "Khánh kiệt rồi, nếu cháu không đỡ, đành đưa cháu về..."

Thứ sáu, 13:22 18/04/2014 | Y tế

Nhà nghèo, cháu lớn bại não, cháu thứ hai hơn 7 tháng tuổi mắc sởi hơn tháng chuyển sang biến chứng khiến gia đình chị trở nên khánh kiệt. "Chúng tôi cũng chỉ cố gắng ở đây thêm được vài ngày nữa. Nếu bệnh của cháu không giảm, cũng phải chấp nhận xin cháu về…".

Chị Lê Thị Thủy quê ở Tinh Nhuệ, Thanh Sơn, Phú Thọ chỉ biết ngồi gục xuống giường nhìn đứa con 7 tháng tuổi thở oxy, giật lên từng cơn vì sốt. Phải đến khi cán bộ phòng công tác xã hội của bệnh viện tới lấy thông tin giúp đỡ, chị mới lau nước mắt, chia sẻ.

“Tôi sinh cháu này là thứ 3, cháu đầu may mắn khỏe mạnh, cháu thứ 2 từ lúc chào đời đã bị não bẩm sinh, chữa trị không biết bao nhiêu tiền của nhưng đến khi cháu 10 tuổi, cháu cũng bỏ chúng tôi mà đi. Nén đau thương, hai vợ chồng sinh thêm một cháu nữa là cháu Đỗ Yến Nhi nhưng trời lại không thương chúng tôi một lần nữa…” – Chị Thủy bấm môi kể, mặc cho nước mắt trào ra.

Ghi ở tâm sởi: "Khánh kiệt rồi, nếu cháu không đỡ, đành đưa cháu về..." 1
Gương mặt chị Thủy chưa khi nào khô vì nước mắt từ lúc cháu nhập viện.

“Cháu Nhi sinh ra đã phải nằm viện suốt 3 tháng vì bệnh phổi. Gia đình vốn khó khăn, kiệt quệ vì cháu thứ hai đau ốm trước đó nên chỉ còn cách nhập hộ khẩu cho cháu Nhi lên Hòa Bình chỗ người thân, để đi viện đúng tuyến, giảm được tiền bạc phần nào hay phần đó.

Cuối tháng thứ 6, bệnh phổi của cháu tái phát, cháu tiếp tục nằm viện 29 ngày, sau đấy các bác sỹ cho về nhà nhưng chỉ được 2 ngày phải nhập viện trở lại. Đến hôm 14/4 vừa rồi khi cháu mắc thêm bệnh sởi, chúng tôi phải đưa cháu về đây. Bây giờ, sởi chạy vào phổi càng khiến tình trạng của cháu thêm xấu đi…” – Chị Thủy nói trong lo sợ.

Khi được hỏi, chồng chị đâu sao không đi cùng thì chị kể: “Khổ trăm đường chú ạ! Đưa cháu xuống đây thì không may đánh mất hết giấy tờ, anh ấy phải vòng về quê làm lại mọi thứ. Không biết có kịp không!”.

Hơn 10 năm chữa trị cho đứa con thứ 2 bị bệnh não, gia đình chị Thủy chỉ còn lại cái xác nhà cùng những khoản nợ. Rồi đến đứa con thứ 3 mới 7 tháng 20 ngày tuổi này cũng nằm viện khiến vợ chồng chị thêm nhiều phen ngược xuôi vay mượn nữa. Tới giờ họ cũng đã vay thêm gần 70 triệu mà bệnh tình vẫn rất xấu.

“Chúng tôi cũng chỉ cố gắng ở đây thêm được vài ngày nữa. Nếu bệnh của cháu không giảm, cũng phải chấp nhận xin cháu về…” – Chị Thủy chua xót nói.

Câu chuyện của chị Thủy khiến chúng tôi cứ day dứt mãi. Ở nơi được coi là tâm dịch sởi, một người phụ nữ đã một lần quặn thắt vì mất con, nay đang bất lực nhìn đứa con còn đỏ hỏn của mình rơi vào nguy hiểm. Mong sao cộng đồng có thể giúp được phần nào để chị không từ bỏ hy vọng.

Bác sỹ kiệt sức

Các bác sỹ, điều dưỡng trong khu vực điều trị sởi vẫn làm việc tập trung và hết sức khẩn trương. Những biến động dù là nhỏ nhất trên cơ thể các bé đều được theo dõi và can thiệp kịp thời.

Mọi người cứ ngược xuôi, cuốn vào công việc như thế đã hàng chục ngày nay. Có những thời điểm bệnh phát triển mạnh, giấc ngủ là thứ xa xỉ với những nhân viên Viện nhi TW.

Không chỉ chăm sóc các bệnh nhi nhỏ tuổi, các y bác sỹ còn là người động viên, an ủi các phụ huynh có con bị bệnh, giúp họ vững tâm chăm sóc để các cháu có thể sớm về nhà.

Có những trường hợp cháu nhỏ gặp vấn đề về hô hấp, mẹ cháu không bình tĩnh được bế con chạy thẳng vào phòng họp điều dưỡng để cầu cứu. Các điều dưỡng đang họp và làm việc trong phòng lại bỏ việc, gấp rút kiểm tra sức khỏe và đưa ra hướng xử lý chỉ trong thời gian ngắn.

Ghi ở tâm sởi: "Khánh kiệt rồi, nếu cháu không đỡ, đành đưa cháu về..." 2
Các bác sỹ làm việc khẩn trương tại khu cách ly trước là phòng cấp cứu.
 
Bên cạnh đó, các công việc hàng ngày như lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra tim, phổi được các bác sỹ thực hiện rất nhanh chóng vì đa số các cháu còn rất nhỏ, chưa đến 12 tháng tuối nên cần được nghỉ ngơi yên tĩnh.

Trong khu vực cách ly, mỗi cháu chỉ được một người thân chăm sóc nên cha mẹ phải thay phiên nhau.

Mặc dù sự mệt mỏi thể hiện rõ rệt trên khuôn mặt họ, nhưng vì sức khỏe, tính mạng của con tất cả đều cố gắng, thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sỹ dù cho nhiều lúc không kiềm chế được cảm xúc mà bật khóc khi kể về bệnh tình của con.

Đến viện, nhìn các bác sỹ, điều dưỡng làm việc mới thấu hiểu được sự cố gắng của họ để cứu chữa các cháu nhỏ trong dịch bệnh. Những công tác chuyên môn được hội ý, thực hiện ngay gần giường bệnh của các cháu.

Ghi ở tâm sởi: "Khánh kiệt rồi, nếu cháu không đỡ, đành đưa cháu về..." 3
Lấy mẫu máu xét nghiệm cho các cháu tại khu vực cách ly.

Chia sẻ với phóng viên, PSG.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện cho biết từ khi dịch sởi tăng cường ông đi ra khỏi nhà lúc 6h sáng đến 9-10h đêm mới về. Đó là chưa kể những ngày tình trạng bệnh nhân nghiêm trọng phải ở lại thâu đêm chỉ đạo các bác sỹ cấp dưới.

Thời điểm căng thẳng các điều dưỡng làm việc 24/24, sáng hôm sau mới được về nhà, nghỉ ngơi vài giờ rồi lại tiếp tục vào viện. Chị Đỗ Thị Thúy Hậu, điều dưỡng trưởng trong khoa truyền nhiễm cho biết, các điều dưỡng kể từ khi có dịch sởi ngày nào cũng 8-9h tối mới được về nhà. Những hôm trực, các chị làm việc thâu đêm 24/24 giờ, sáng hôm sau mới về nhà nghỉ ngơi.

Khi được hỏi về nguy cơ đem mầm sởi về nhà, chị Hậu nói: “Do làm việc nhiều năm ở bệnh viện nên các bác sỹ, điều dưỡng đều có khả năng kháng bệnh.

Tuy nhiên con cái các anh chị ở nhà vẫn có khả năng mắc sởi nên tất cả phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định về an toàn vệ sinh trước khi rời bệnh viện”.

Theo đó, tất cả những người có tiếp xúc với trẻ nhiễm sởi đều phải rửa sạch tay bằng dung dịch chuyên dụng trước khi rời khu cách ly.

Ghi ở tâm sởi: "Khánh kiệt rồi, nếu cháu không đỡ, đành đưa cháu về..." 4
Người mẹ ngủ gục bên cạnh con trong phòng điều trị.

Đối với các bác sỹ, điều dưỡng, phải tắm sau khi kết thúc ca trực và về nhà cũng phải vệ sinh cá nhân trước khi tiếp xúc với các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.

Theo VTC.vn

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Top