Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'?

Thứ sáu, 17:38 13/09/2024 | Bảo vệ người tiêu dùng

Hiện mỗi ký cau tươi có giá dao động từ 55.000 - 60.000 đồng, khiến người dân vùng trồng cau Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi rất phấn khởi. Tuy nhiên, điều này cũng khiến họ lo lắng thị trường xuất khẩu sẽ ngừng “ăn hàng”.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 1.

Tỉnh Quảng Ngãi nổi tiếng với diện tích trồng cau rộng lớn. Nhiều năm trước, giá cau ở Quảng Ngãi bấp bênh, có thời điểm giá cau xuống thấp còn từ 2.000 - 5.000 đồng/kg. Tuy nhiên, trong hơn 3 tháng gần đây, giá cau duy trì ở mức từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, mang lại niềm vui lớn cho nông dân.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 2.

Theo người trồng cau, năm nay giá cau đã cao ngay từ đầu vụ (vào khoảng giữa tháng 6) với hơn 40.000 đồng/kg khiến họ rất bất ngờ, bởi tăng gần cả chục lần so với các năm trước. Giá cau đạt kỷ lục mang đến cho người nông dân nguồn thu nhập khá ngay từ đầu vụ.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 3.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 4.

Hiện tại, thương lái từ khắp nơi đổ về các làng quê của huyện Nghĩa Hành để thu mua cau tươi.
Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 5.

Ông Trần Văn Nam (trú xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành) cho hay, gia đình ông trồng 400 cây cau 5-6 năm tuổi. Với giá cau hiện tại là 60.000 đồng/kg, mỗi cây cau mang lại cho gia đình khoảng 700.000 đồng lợi nhuận. Đây là mức thu lãi cao mà ít cây trồng nào ở Quảng Ngãi có thể sánh được.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 6.

“Cau sẽ cho thu hoạch từ tháng 7 đến cuối năm, trung bình 20-25 ngày/lứa. Năm nay cau không được mùa nhưng được giá. Đầu vụ giá cau 42.000 đồng/kg rồi tăng dần, bây giờ là 60.000 đồng/kg. Hi vọng mức giá sẽ duy trì đến cuối mùa”, ông Nam nói.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 7.

Bên cạnh nỗi lo mất mùa, mất trộm khi giá cau tăng, người dân Quảng Ngãi còn mang theo nỗi sợ của nhiều năm trước. Khi ấy giá cau đỉnh điểm lên đến 95.000 - 100.000 đồng/kg, sau đó lại rớt giá thê thảm. Đến năm nay, giá cau lại tăng mạnh từng ngày. Câu chuyện bình ổn giá đang là vấn đề nan giải của những người dân sống nhờ cau.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 8.

“Hy vọng giá cau cứ ở mức 50.000 đồng/kg là tôi mừng rồi. Thu nhập ổn định, bền vững thì người dân vui hơn nhiều so với việc tăng vụt giá rồi sau đó rớt giá mạnh”, bà Lê Thị Nghỉ (trú xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành) nói.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 9.

Cau từ Quảng Ngãi chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Khi nhu cầu tiêu thụ từ thị trường này tăng cao, giá cau cũng thường tăng theo. Sau khi thu mua, cau được tiểu thương hấp, sấy khô và bán lại cho các thương lái để xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 10.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 11.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 12.

Do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên giá cau cũng như nhiều loại nông sản khác (ớt, dưa hấu...) luôn biến động bất thường .
Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 13.

“Có năm thu mua với giá 20.000 - 30.000 đồng/kg về sấy khô để xuất đi Trung Quốc. Thế nhưng cau sấy chưa kịp khô thì giá tuột xuống, chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg. Giá cả nông sản xuất sang Trung Quốc thay đổi từng ngày, không thể biết trước được”, anh Nguyễn Minh, chủ một vựa cau nói.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 14.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 15.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 16.

Người dân huyện miền núi Sơn Tây dùng cây lồ ô quấn xung quanh thân cây cau để chống "cau tặc".

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 17.

Huyện miền núi Sơn Tây được mệnh danh là “xứ ngàn cau”. Toàn huyện có tới trên 1.000ha cau, trong đó trên 500ha đang cho trái.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 18.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'? - Ảnh 19.

“Hiện bà con trồng cau ở huyện Sơn Tây rất phấn khởi vì giá cau tăng cao đột biến. Mấy ngày qua thương lái thu mua cau rầm rộ. Giá cau cao nên bà con rất mừng, nhưng có điều cũng lo. Lo là đến thời điểm chính vụ thị trường Trung Quốc ngừng thu mua thì cau lại rớt giá như mọi năm”, ông Phạm Hồng Khuyến - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Sơn Tây - cho hay.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Thị trường tã bỉm trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có các kế hoạch về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố năm 2025 và kế hoạch về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn.

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 31/3, Bộ Tài chính thông tin, trang Facebook có tên "Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo" là giả mạo. Người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác cao trước các bài đăng trên Facebook này.

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

Thị trường đất nền phía Nam tiếp tục ghi nhận nóng cục bộ ở một số khu vực. Các lô đất thổ cư dù tăng giá từ 7-10% so với trước Tết nhưng vẫn bán ra khá nhanh.

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trước

Không chỉ ở các tỉnh, thành có thông tin sáp nhập mà nhiều khu vực vùng ven Hà Nội thời gian gần đây giá đất nền cũng có xu hướng đi lên, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

Chung cư thương mại liên tục tăng giá và lập đỉnh ở mức từ 55-80 triệu đồng khiến môi giới liên tục “săn khách” đẩy hàng nhưng vẫn khó bán hàng.

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

GĐXH - Ghi nhận của phóng viên cho thấy, khi giá vàng đang giảm dần, ngoài những xếp hàng để chờ đến lượt mua vào thì cũng không ít người đến tiệm vàng chỉ để trực tiếp xem giá mua vào- bán ra.

Top