Gia đình đặc biệt trong ký túc xá trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Ký túc xá trường ĐH Bách khoa Hà Nội chiều cuối năm không ồn ào, náo nhiệt. Cuối dãy B6 là phòng của Nguyễn Tất Minh và Nguyễn Đức Quân, đều là sinh viên năm thứ nhất.
Hai em đã tạo nên một gia đình nhỏ ấm áp và rất đặc biệt trong khu KTX này...

Tháng 10 vừa qua, Nguyễn Tất Minh trở thành sinh viên ngành Công nghệ Thông tin, trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Nguyễn Tất Minh từng được biết tới với tình bạn đẹp kéo dài hơn 10 năm.
Không may mắn như nhiều đứa trẻ khác, Minh không có đôi chân và một tay co quắp, em được tới trường nhờ vào "đôi chân" của người bạn thân Ngô Văn Hiếu. Trong kỳ tuyển sinh đại học vừa qua, Hiếu đỗ vào Trường ĐH Y Dược Thái Bình. Hai người bạn bắt đầu phải sống xa nhau.
KTX trường ĐH Bách khoa năm 2020 đón hơn 4.000 sinh viên, trong đó có 2 sinh viên đặc biệt là Nguyễn Tất Minh và Nguyễn Đức Quân. Trong đó, Quân bị xương thủy tinh. Cả hai gia đình vốn đến từ hai vùng quê khác nhau nhưng như một cơ duyên hạnh ngộ, Quân và Minh được Ban quản lý KTX nhà trường sắp xếp ở chung một phòng. Do hai em bị khuyết tật đặc biệt nên cần người thân hỗ trợ chăm sóc.
Quân được bác đến chăm sóc còn Minh được bố đồng hành. Bốn người gồm hai tân sinh viên, hai phụ huynh được ban quản lý sắp xếp trong một căn phòng rộng hơn 25 m2, cùng ăn uống, sinh hoạt giống như một gia đình.
Để thuận tiện cho việc đi lại, phòng của Minh và Quân được bố trí ở tầng 1 với lối đi riêng được thiết kế độ dốc vừa phải, giúp xe lăn có thể lên được. Ngay cả các trang thiết bị trong phòng cũng được lắp đặt vừa vặn giúp hai em dễ dàng sử dụng.
Một ngày của Minh bắt đầu từ 5h30 sáng. Sau khi vệ sinh cá nhân, ăn sáng, Minh tự mình đánh xe đến trường. Những hôm lớp học ở tầng cao, Minh được bố "hộ tống".
Kể từ tháng 3/2020, bố của Minh bị tai nạn ngã gãy chân khi làm thợ khai thác đá, mọi thu nhập trong gia đình phải phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi đi làm công nhân may của mẹ.
Dưới Minh còn một em trai đang theo học lớp 9. Minh ra Hà Nội, chưa quen đường sá cũng chưa có bạn thân, anh Nguyễn Tất Mây, bố của Minh thay vợ đưa con tiếp tục tới trường.
Chưa có dự định gì xa xôi, anh Mây ở lại trong ký túc xá nấu cơm, giặt giũ, hai lần mỗi ngày đẩy xe lăn đưa con tới trường, cõng con lên giảng đường, đến khi tan học lại đón con về.
Việc cõng cậu con trai 40kg lên cầu thang với anh có đôi chút khó khăn do sau tai nạn, đinh ở chân vẫn chưa được rút. Vì vậy, những ngày Minh phải học trên tầng 5, hai bố con chật vật mãi mới đưa được Minh vào lớp học.
Dù vậy, anh Mây vẫn vui vẻ bởi cũng nhờ khoảng thời gian này, hai bố con thực sự được gần gũi và gắn kết với nhau. Anh cũng được Ban quản lý KTX tạo điều kiện tăng thêm thu nhập bằng cách giao phụ trách trạm nước của KTX.
Những hôm, bố về quê, Minh được bác của Quân nấu cơm giúp, hai bạn hằng ngày vẫn vui vẻ sáng đến lớp, chiều lên thư viện hoặc tự học ở nhà. Quân có thể trạng yếu hơn Minh. Em không thể tự đi. Nếu có chống nạng, Quân cũng chỉ đi được vài bước.
Chứng xương thủy tinh khiến Quân hay bị gãy tay chân và kém hấp thụ. Những tiết học bắt đầu từ 6h45 sáng, người bác dậy sớm để cõng cháu đến trường. Chỉ kịp đi bộ tới chợ cách đó hơn 1 cây số, anh Trần Văn Nhuận lại tất tả tới lớp để đón cháu về.
Những buổi chiều như những chiều tháng Chạp này, sân KTX vắng hơn, Minh tư lự đẩy xe lăn xuống sân nhìn các bạn đá cầu, hay chơi bóng. Có những giấc mơ Minh biết rằng sẽ không bao giờ thành hiện thực nhưng đôi mắt em vẫn hấp háy cười khi nhìn theo trái bóng hay quả cầu các bạn đá bay vèo trước mặt.

Gia đình đặc biệt trong KTX trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Nga Nguyễn
Choáng váng
Chia sẻ về việc học, Minh cho biết em mới thi xong 3 môn giữa kỳ là Giải tích, Đại số, tiếng Anh. Kết quả cũng không cao như em mong đợi nhưng khi biết ở Bách khoa, nếu được điểm 6, điểm 7 đã là một kỳ tích thì Minh chỉ cười.
Trong 3 môn đã thi, em sợ nhất là môn giải tích. Sau một học kỳ học tại ngôi trường, nhất là ngành học toàn những người "khổng lồ" (ngành học của Minh có điểm chuẩn đầu vào cao nhất toàn trường và cũng là cao nhất toàn quốc, 29,04 điểm), Minh thật thà cho biết ban đầu em có hơi choáng.
Sau dần dần cũng quen. Kiến thức quá ngợp, một buổi học thầy ghi 24 bảng (ở các giảng đường của ĐH Bách khoa Hà Nội mỗi lớp có 4 bảng khá rộng để giảng viên ghi kiến thức cho sinh viên) nên chép có hơi mỏi tay.
Lúc đầu thầy viết gì, em ghi đấy như học phổ thông. Nhưng sau đó, em nhận ra rằng cần học ghi chép những kiến thức trọng tâm. "Hiện mới thi giữa kỳ do năm nay vào học muộn vì dịch COVID-19, sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu mới thi hết kỳ, lúc đó ăn bánh chưng xong, quên hết kiến thức", Minh cười đùa vui vẻ.
Tuy mới thi ba môn, nhưng Minh thấy khó nhằn vẫn là tiếng Anh. Vì học THPT em chỉ chú trọng 3 môn thi ĐH. Nên mục tiêu trước mắt chưa có gì cao siêu. em còn phải cố gắng nhiều mới bằng các bạn.
Tuy vậy, Minh cũng tự tin cho rằng dù em có thiệt thời hơn các bạn đồng trang lứa nhưng em không cần bất cứ một sự ưu tiên nào của thầy cô giáo bộ môn. Những lúc gặp khó khăn về học tập, Minh thường lên lớp hỏi bạn. Còn với người bạn thân Ngô Văn Hiếu, Minh vẫn thường xuyên liên lạc, hỏi thăm nhau.
Tuy bây giờ các môn học của hai em không còn chung như ngày xưa nhưng Minh cho vẫn nắm chắc tình hình học tập của bạn. Minh hồ hởi khoe Hiếu học khá tốt, bạn còn được làm lớp phó học tập.
Ngoài việc cố gắng học, Minh cũng thích tham gia các hoạt động trải nghiệm của trường. Những buổi nói chuyện của các chuyên gia giúp em mở mang thêm nhiều kiến thức, nhiều góc nhìn về thực tế.
Học công nghệ thông tin, em rất ngưỡng mộ người anh, người thầy đi trước Nguyễn Từ Quảng, CEO BKAV. Minh mong muốn mình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.
Theo Nghiêm Khuê/Tiền phong

Lịch chi trả lương hưu tháng 5 mới nhất, người hưởng chế độ được nhận ngày nào?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện chỉ đạo về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025.

Những trường hợp này sẽ bị thu hồi sổ đỏ trong năm 2025 theo quy định mới nhất
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo quy định mới nhất của Luật Đất đai 2024, 6 trường hợp Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đã cấp cho người dân.

Miền Bắc còn nắng nóng mạnh 3 ngày, sau đó có sự thay đổi hình thái thời tiết vào giữa tuần
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, nắng nóng ở Bắc Bộ tiếp tục kéo dài. Đến thứ Năm, trời chuyển mưa dông mạnh khi khối không khí lạnh tràn về.

Tin sáng 21/4: Thông tin mới nhất về khối không khí lạnh đang tràn xuống miền Bắc; sẽ có diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân dịp 19/8 và 2/9
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Trung tâm Khí tượng Thủy văn dự báo từ ngày 23/4, không khí lạnh yếu tác động, trời chuyển mưa, giảm nhiệt; Chính phủ chỉ đạo UBND Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các bộ ngành chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành vào dịp 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8) và Quốc khánh (2/9) tới đây.

Gần 50 đại học công bố xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS
Giáo dục - 1 giờ trướcTính đến hiện tại, ít nhất 47 trường đại học sử dụng chứng chỉ IELTS trong xét tuyển đầu vào hệ chính quy năm 2025.

Xử lý 2 người bình luận tiêu cực liên quan vụ bắt ma túy ở Quảng Ninh
Pháp luật - 2 giờ trướcCông an tỉnh Lạng Sơn đã lập hồ sơ xử lý 2 trường hợp có hành vi bình luận nội dung tiêu cực trên mạng xã hội liên quan tới vụ bắt ma túy ở Quảng Ninh.

'Bữa cơm tri ân - Ấm áp nghĩa tình'
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Chương trình "Bữa cơm tri ân - Ấm áp nghĩa tình" không chỉ là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, mà còn là dịp để giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ trong lực lượng Công an nhân dân, qua đó phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

'Khối hoa hậu' của đoàn diễu binh: Vác kèn nặng gần 20kg, đi 9km giữa trời nắng gắt vẫn xinh như hoa
Đời sống - 11 giờ trướcHình ảnh các nữ quân nhân tham gia Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành tối 19/4 nhận nhiều chú ý trên MXH.

30/4 trong dòng chảy ký ức: Người Việt lưu giữ lịch sử qua từng thời đại
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 30/4 – biểu tượng của độc lập, hòa bình và đoàn tụ, vừa là một mốc son trong lịch sử dân tộc, vừa là mảnh ghép ký ức sống động trong trái tim của nhiều thế hệ người Việt. Từ đài radio thập niên trước, qua những trang báo in đến mạng xã hội thời nay, cách người Việt ghi nhớ ngày 30/4 không ngừng thay đổi. Dẫu phương tiện khác nhau, cảm xúc về ngày thống nhất vẫn nguyên vẹn qua từng thế hệ.

Chi tiết dự kiến 126 phường, xã mới cùng tên gọi sau sắp xếp ở Hà Nội
Thời sự - 12 giờ trướcHà Nội với 30 đơn vị hành chính cấp huyện và dân số khoảng hơn 8,5 triệu người, dự kiến giảm từ 526 phường, xã xuống còn 126

Nhìn số cuối ngày sinh Âm lịch, biết ngay tương lai phú quý hay bần hàn
Đời sốngGĐXH - Theo tử vi, ngày sinh có mối quan hệ nhất định đến số mệnh của con người đó. Qua số cuối của ngày sinh Âm lịch, người ta có thể biết phần nào về tài lộc trong vận trình của mình.