Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giá nhiên liệu tăng, sinh viên Thủ đô chật vật xoay sở giữa bộn bề chi tiêu

Thứ sáu, 13:30 18/03/2022 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Xăng, gas tăng giá “phi mã” giữa đỉnh dịch COVID-19 kéo theo giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng. Nỗi lo sinh hoạt phí khiến nhiều sinh viên phải thắt chặt chi tiêu để thích ứng với tình hình hiện tại.

Giá nhiên liệu tăng cao xe khách đau đầu bài toán thu bù chi và giữ chân hành kháchGiá nhiên liệu tăng cao xe khách đau đầu bài toán thu bù chi và giữ chân hành khách

GiadinhNet - Thị trường xăng dầu liên tục đón nhận những đợt “bão giá”, khiến ngành công nghiệp vận tải phải “gồng mình” tính toán, cắt giảm các loại chi phí, cố gắng cầm cự để duy trì hoạt động.

Cuộc sống của sinh viên ngoại tỉnh tất bật với những nỗi lo thường trực về các loại chi phí: tiền phòng trọ, tiền ăn, tiền điện nước, chi phí đi lại… Nỗi lo ấy càng ‘bộn bề’ hơn khi thời gian gần đây giá xăng, gas và nhiều mặt hàng thiết yếu đang tăng “chóng mặt”. Hoạt động chi tiêu của sinh viên cũng vì thế mà phải “thắt lưng buộc bụng”. 

Mặc dù việc xăng tăng giá đã được dự báo từ trước nhưng anh Phan Văn Mạnh - sinh viên năm 4 ngành Quản trị Kinh Doanh (Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông) vẫn cảm thấy bất ngờ khi số tiền đổ đầy bình xăng tăng hơn 20.000 đồng so với trước đây.

Giá nhiên liệu tăng ở đỉnh dịch, sinh viên Thủ đô "xoay sở" giữa bộn bề chi tiêu - Ảnh 2.

Phiếu thu tiền phòng trọ hàng tháng của chị Đỗ Thanh. Ảnh: NVCC

Anh Mạnh cho biết: “Sinh viên năm cuối nên nhu cầu đi lại của tôi rất nhiều. Quãng đường từ nhà trọ đến trường và công ty thực tập dài hơn 12km. Trước đây 1 tháng tôi đổ xăng khoảng 5 lần, bây giờ xăng tăng giá như thế thì tôi sẽ mất thêm kha khá tiền xăng xe”.

Là sinh viên vừa bước vào thời gian thực tập tại một công ty trên địa bàn quận Hà Đông nên anh Mạnh không có lương, khoản tiền trợ cấp hơn 1 triệu đồng/tháng chẳng thể đủ cho anh Mạnh trang trải chi tiêu cho cuộc sống tại Thủ đô. Do đó, mọi khoản chi tiêu đều phụ thuộc vào số tiền bố mẹ gửi từ quê.

Đến nay, khi nhiều chi phí tăng theo giá xăng dầu càng khiến anh Mạnh trăn trở về thu nhập. 

Anh Mạnh chia sẻ thêm: “Trước đây, tôi thường đặt đồ ăn online cho bữa trưa tại công ty nhưng thời gian gần đây, phí ship và phí đồ ăn tăng giá sau giá xăng, thì sáng nào tôi cũng dậy sớm để nấu cơm, chuẩn bị thức ăn cho bữa trưa tại công ty để tiết kiệm thêm một khoản chi phí”.

Giá nhiên liệu tăng ở đỉnh dịch, sinh viên Thủ đô "xoay sở" giữa bộn bề chi tiêu - Ảnh 3.

Anh Phan Văn Mạnh thắt chặt chi tiêu để tiếp tục sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại chính. Ảnh: Mỹ Duyên

Chị Nguyễn Hải Yến (sinh viên năm 3, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội) cũng tương tự.

Chị Yến thuê trọ tại khu vực Văn Phú (quận Hà Đông) và trường học lại nằm trên trục đường Nguyễn Trãi (thuộc quận Thanh Xuân). Quãng đường từ nhà đến trường của chị Yến cũng tiêu tốn hơn 400.000 đồng cho xăng dầu.

Với sinh viên tỉnh lẻ như chị Yến, số tiền trên cũng rất quan trọng trong hoạt động chi tiêu tại Thủ đô.

Không thể xoay xở khi giá xăng lên cao, chị Yến quyết định cất xe máy ở phòng trọ để lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển với giá vé là 100.000 đồng/tháng.

Giá nhiên liệu tăng ở đỉnh dịch, sinh viên Thủ đô "xoay sở" giữa bộn bề chi tiêu - Ảnh 4.

Chỉ với 100.000 đồng/tháng cho một tháng sử dụng xe buýt, chị Yến và không ít sinh viên tại Thủ đô sẽ tiết kiệm chi tiêu hơn. Ảnh: NVCC

Chia sẻ với phóng viên, chị Yến cho biết: “Nếu đi xe máy thì trước giờ học khoảng 30 phút, tôi bắt đầu ra khỏi nhà là kịp đến trường. Bây giờ đi xe buýt, tôi phải đi sớm hơn khoảng 1 giờ đồng hồ để phòng trường hợp tắc đường hoặc thời gian đợi xe tới. Mặc dù có nhiều bất tiện nhưng xe buýt là lựa chọn tốt nhất lúc này rồi để tiết kiệm chi tiêu".

Sau kỳ học online kéo dài, chị Đỗ Thanh (21 tuổi, sinh viên năm 3 trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội) phải gói ghém đồ đạc, di chuyển từ Ninh Bình lên Hà Nội để tiếp tục việc học. 

Vì thuê trọ ở gần trường nên chị Thanh không phải lo chi phí đi lại. Tuy nhiên, gas và một số mặt hàng thiết yếu giá cả đang “leo thang” từng ngày đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt phí của chị.

Giá nhiên liệu tăng ở đỉnh dịch, sinh viên Thủ đô "xoay sở" giữa bộn bề chi tiêu - Ảnh 5.

Bình gas có giá 480.000 đồng tại phòng trọ của Thanh. Ảnh: Mỹ Duyên

Chị Thanh cho biết: “Cứ đến cuối tháng thì nộp tiền phòng trọ hết 1.500.000 đồng/tháng cho chi phí nhà trọ, tiền ăn hàng tháng khoảng 800.000 đồng. Cộng cả lương đi làm thêm ở quán cà phê và tiền trợ cấp của bố mẹ thì mỗi tháng tôi có khoảng 3.000.000 đồng để trang trải các chi phí”. 

“Tiền thuê nhà trọ là cố định, nếu có chi phí phát sinh thì tôi chỉ biết tiết kiệm thêm tiền ăn để bù vào. Đợt vừa rồi tôi mới đổi bình gas hết 480.000 đồng, đắt hơn lần đổi trước tới 130.000 đồng”, chị Thanh chia sẻ thêm.

Giá gas tăng cao khiến nhiều người chuyển sang sử dụng bếp điện. Tuy nhiên, đối với sinh viên đi thuê trọ thì mỗi số điện phải trả dao động từ 3.500 - 4.000 đồng/ số. Hơn nữa, việc chuyển đổi cũng mất khá nhiều chi phí và sinh viên khó thực hiện được.

Giá nhiên liệu tăng cao ở đỉnh dịch, lao động nghèo 'oằn mình' mưu sinh giữa Thủ đôGiá nhiên liệu tăng cao ở đỉnh dịch, lao động nghèo "oằn mình" mưu sinh giữa Thủ đô

GiadinhNet - Giữa làn sóng dịch COVID-19, cuộc sống của những người sống bằng công việc giúp việc, rửa bát thuê, nhặt ve chai... trở nên xáo động và càng khốn đốn khi giá cả các mặt hàng đều lần lượt “leo thang". Nỗi lo “miếng cơm manh áo” cũng vì thế mà đè nặng lên đôi vai tiều tuỵ của người lao động nghèo nơi phố thị.

Mỹ Duyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chung cư sốt giá, để đảm bảo quyền lợi người mua nhất định phải lưu ý tới những điều này

Chung cư sốt giá, để đảm bảo quyền lợi người mua nhất định phải lưu ý tới những điều này

Sản phẩm - Dịch vụ - 45 phút trước

GĐXH - Giá chung cư ở Hà Nội đang tăng nóng, để bảo vệ quyền lợi, tránh những rủi ro khó lường, người mua nhà trong giai đoạn này nhất định phải cân nhắc thật kỹ.

Cận cảnh xe ga 125cc đẹp hơn Vario, rẻ như Vision sẽ thay thế Honda Air Blade

Cận cảnh xe ga 125cc đẹp hơn Vario, rẻ như Vision sẽ thay thế Honda Air Blade

Giá cả thị trường - 50 phút trước

GĐXH - Xe ga 125cc của Suzuki vừa chính thức gia nhập thị trường với giá bán rẻ như Honda Vision, chắc chắn sẽ là đối thủ nặng ký cạnh tranh thị phần với Honda Vario và Air Blade.

Chung cư Hà Nội bị thổi giá, người mua bỏ ý định 'phải mua luôn và ngay'

Chung cư Hà Nội bị thổi giá, người mua bỏ ý định 'phải mua luôn và ngay'

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 giờ trước

Quyết định không mua nhà nữa hoặc chuyển hướng tìm ở khu vực xa trung tâm hơn để kỳ vọng giá nhà sẽ rẻ, phù hợp với tài chính… đang là lựa chọn của không ít người.

Biệt thự, liền kề ở Hà Nội tăng giá mạnh

Biệt thự, liền kề ở Hà Nội tăng giá mạnh

Giá cả thị trường - 4 giờ trước

Cùng với sự tăng giá của nhà chung cư, sau thời gian dài chững lại, từ đầu năm nay, giá biệt thự, liền kề trên thị trường Hà Nội cũng tăng mạnh.

'Cây xăng di động' bán giá cắt cổ, mọc trên vỉa hè Hà Nội

'Cây xăng di động' bán giá cắt cổ, mọc trên vỉa hè Hà Nội

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

Cứ mỗi khi cây xăng trên đường Giải Phóng (quận Đống Đa, Hà Nội) ngừng bán để nhập hàng thì những "cây xăng di động" này lại mọc lên, bán giá đắt hơn hẳn quy định.

Gen Z chi bao nhiêu tiền cho các dịch vụ đăng ký trên Internet mỗi tháng?

Gen Z chi bao nhiêu tiền cho các dịch vụ đăng ký trên Internet mỗi tháng?

Sản phẩm - Dịch vụ - 18 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh công nghệ và mạng xã hội đang ngày càng phát triển, Gen Z (sinh từ năm 1997 đến năm 2012), thế hệ của những công dân thời đại kỹ thuật số càng thêm ưa chuộng các gói dịch vụ trả phí để tối ưu trải nghiệm cá nhân.

Biết nầm lợn đông lạnh nhiều 'không', tiểu thương vẫn nhập giá rẻ, chứa trữ để bán dần

Biết nầm lợn đông lạnh nhiều 'không', tiểu thương vẫn nhập giá rẻ, chứa trữ để bán dần

Bảo vệ người tiêu dùng - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện hơn 2 tấn nầm lợn và thực phẩm đông lạnh khác trên địa bàn Hà Nội và Lào Cai.

Đất sốt giá, nhiều người dân Hà Nội mong chờ cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Đất sốt giá, nhiều người dân Hà Nội mong chờ cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Sản phẩm - Dịch vụ - 20 giờ trước

GĐXH - Trong tình hình đất sốt giá, với nhiều người dân, một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn Luật Đất đai sửa đổi lần này là Luật cho phép cấp giấy sổ đỏ cho các trường hợp không giấy tờ mốc trước 1/7/2014. Song để có sổ đỏ trong tay thì còn vẫn nhiều việc phải làm.

Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi sắp có hiệu lực, những tỉnh, thành nào bị cấm phân lô, bán nền?

Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi sắp có hiệu lực, những tỉnh, thành nào bị cấm phân lô, bán nền?

Bảo vệ người tiêu dùng - 22 giờ trước

GĐXH - Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/1/2025 và quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã; tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.

Loạt ngân hàng tăng lãi suất: Gửi 800 triệu kỳ hạn 6 tháng được nhiều nhất bao nhiêu tiền lãi?

Loạt ngân hàng tăng lãi suất: Gửi 800 triệu kỳ hạn 6 tháng được nhiều nhất bao nhiêu tiền lãi?

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Lãi suất tiết kiệm 6 tháng đang dao động từ 2,9-4,6%/năm. Theo đó, có 800 triệu gửi tiết kiệm sẽ nhận được số lãi khoảng 18,4 triệu đồng.

Top