Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giá thịt heo ở chợ bật tăng: Tuyệt chiêu che mắt khách của người bán

Thứ sáu, 19:29 22/04/2022 | Bảo vệ người tiêu dùng

Nhiều tiểu thương cho biết, họ phải dùng phương pháp đặc biệt để làm như thể giá thịt heo không tăng, người tiêu dùng bớt phàn nàn.

Nhiều ngày nay, giá heo hơi cả nước bắt đầu tăng, sau một đợt giảm mạnh vào cuối năm ngoái rồi chững lại. Ngày 18/4, giá mặt hàng này ở nhiều địa phương dao động ở mức 54.000 - 58.000 đồng/kg. Tại các chợ truyền thống, giá thịt heo sau mảnh ở mức 80.000 - 135.000 đồng/kg tùy loại.

Tuy vậy, hiện giá của cùng một loại thịt tại cùng một quầy bán lại không hề giống nhau. Một tiểu thương ở chợ Mai Động (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, chỉ riêng thịt ba chỉ, giá của từng miếng đã khác nhau: “Thịt ba chỉ tôi bán với nhiều mức giá, từ 100.000 - 130.000 đồng/kg. Ví dụ miếng nào ngắn, mỡ dày, thớ rời thì bán giá 100.000 đồng/kg, còn miếng nào đẹp hơn, ngon hơn thì bán giá cao hơn. Nói chung là tùy từng miếng. Trước kia, cùng một loại thịt tôi đều bán đúng giá như nhau, ai mua trước thì được chọn trước”.

Tiểu thương này cho biết thêm, với cách bán mới thì khách muốn mua giá nào cũng có, nếu chọn miếng ngon mà chê đắt thì khách sẽ được tư vấn sang miếng kém ngon hơn một chút. Điều này cũng làm khách ít phàn nàn hơn và hầu như không phát hiện ra giá bán của thịt lợn đã tăng lên, do tiểu thương đã khéo léo đặt những mức giá “hợp lý” cho từng miếng thịt.

Giá thịt heo ở chợ bật tăng: Tuyệt chiêu che mắt khách của người bán - Ảnh 2.

Giá thịt heo ở chợ đang tăng.

Tương tự, một tiểu thương khác tại chợ Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng cho biết việc định giá thịt theo từng miếng sẽ giúp chị buôn bán đỡ bị lỗ và cũng được lòng khách hàng hơn.

“Ba chỉ, mông sấn, nạc vai…mỗi loại tôi cũng bán theo vài mức giá khác nhau. Thịt ngon thì giá cao hơn một chút, kém ngon hơn thì giá bán thấp hơn. Hoặc mua nhiều, mua cả tảng thịt to thì giá lại tốt hơn một chút. Có nhiều mức giá để cho khách hàng lựa chọn sẽ tốt hơn là chỉ bán một mức giá. Ví dụ, nếu hôm nay bán thịt ba chỉ với giá là 130.000 đồng/kg, ngày mai vì giá nhập tăng mà bán tăng lên thành 135.000 đồng/kg thì thế nào khách hàng cũng phàn nàn. Còn chia ra các mức giá từ 110.000 - 135.000 đồng/kg tuỳ vào độ ngon của từng miếng thì khách hàng cũng khó nhận biết thịt lợn đã tăng giá. Hơn nữa họ còn được quyền lựa chọn”, tiểu thương này nói.

Một người bán khác ở chợ Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) nói rằng đây hoàn toàn không phải là chiêu trò bịp bợm hay lừa đảo gì mà chỉ là cách giúp cho cả người mua và người bán cảm thấy dễ chịu hơn khi mua bán trong lúc giá thịt heo đang lên.

“Ngay cả khi nhập thịt heo mảnh, cũng có loại này loại kia, tuỳ thuộc vào con to hay con nhỏ, con nạc hay con mỡ, giá vì thế mà cũng chênh lệch nhau không ít. Khi thịt heo hơi tăng giá, người tiêu dùng họ đâu cần biết chúng tôi nhập mỗi con lợn chênh lên từ 500.000 - 1 triệu đồng. Do đó, thịt heo bán ra cũng có loại này loại kia, ngon thì nhiều tiền hơn mà kém ngon thì ít tiền hơn cũng là hợp lý”, chị này nói.

Theo các tiểu thương, từ khoảng 18/4, giá nhập thịt heo mảnh có tăng lên nhưng không đáng kể, thay vì tăng giá bán thì họ chấp nhận ăn lãi thấp đi một chút. Nói về sức mua của người dân, các tiểu thương cho biết thị trường có dấu hiệu giảm sức mua. Lý do là có thể do thời tiết nóng nực, người dân ngại ăn thịt mà thường tìm đến các loại thức ăn mát như rau củ quả cho bữa ăn hàng ngày.

Nói về việc giá heo hơi tăng trong thời gian gần đây sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng và người chăn nuôi, chuyên gia kinh tế nông sản - ông Vũ Vinh Phú cho biết, giá heo hơi tăng khoảng 7%, con số này không lớn và về cơ bản không ảnh hưởng đến giá thịt heo bán lẻ.

Giá thịt heo ở chợ bật tăng: Tuyệt chiêu che mắt khách của người bán - Ảnh 4.

Trong các siêu thị, giá thịt ba chỉ heo vẫn đang ở mức khoảng gần 170.000 đồng/kg.

Giá thịt heo ngoài chợ thì đang tăng, còn giá thịt heo trong siêu thị vẫn cao ngất ngưởng. Thịt heo trong siêu thị thường là của các đại lý, nhà phân phối “ký gửi”, các nhà phân phối này từ trước đến nay đã bán thịt heo ở một mức giá cao mà tôi gọi là “mức giá bảo thủ””, ông Phú nói.

Tuy nhiên, theo ông Phú, mức tăng 7% của giá heo hơi đối với người chăn nuôi có khi vẫn còn là lỗ. Lý do là gần đây, xung đột Nga và Ukraine đã làm giảm nguồn cung, đẩy giá nhiều loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao và dự báo còn tiếp tục tăng đến hết năm. Các loại thức ăn chăn nuôi hỗn hợp thời điểm cuối tháng 3/2022 đã tăng khoảng 25-40%.

“Đừng tưởng thấy giá heo hơi tăng mà người chăn nuôi vui mừng, không cẩn thận là vẫn còn lỗ to đấy”, ông Phú nói thêm.

Giữa lúc trái cây rẻ như cho, mận hậu đắt 200 nghìn/kg vẫn ‘cháy hàng’Giữa lúc trái cây rẻ như cho, mận hậu đắt 200 nghìn/kg vẫn ‘cháy hàng’

Nhiều trái cây đang có giá rẻ như cho, còn mận hậu đầu mùa giá đến gần 200.000 đồng/kg. Với mức giá hiện tại, đặc sản Sơn La này trở thành trái cây nội địa có giá đắt đỏ nhất trên thị trường.

Theo VTC News

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
9 tháng năm 2025, Bộ Công thương bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, phát triển thị trường trong nước như thế nào?

9 tháng năm 2025, Bộ Công thương bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, phát triển thị trường trong nước như thế nào?

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 4/4, tại buổi họp báo thường kỳ Quý I/2025 của Bộ Công thương, lãnh đạo Bộ cho biết, trong những tháng tiếp theo, ngành Công thương sẽ bảo đảm nguồn cung hàng hóa bằng nhiều giải pháp.

Vụ kẹo rau củ Kera: Xử phạt hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt

Vụ kẹo rau củ Kera: Xử phạt hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 giờ trước

GĐXH - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan vụ việc kẹo rau củ Kera.

Chỉ 3 tháng đầu năm 2025, hàng chục tấn thực phẩm bẩn 'suýt' đến tay người tiêu dùng Hà Nội

Chỉ 3 tháng đầu năm 2025, hàng chục tấn thực phẩm bẩn 'suýt' đến tay người tiêu dùng Hà Nội

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 4/4, Bộ Công thương cho biết, tính từ ngày 16/12/2024 đến ngày 31/3/2025, lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra 6.222 vụ, xử lý 5.648 hành vi vi phạm; thu nộp NSNN trên 90 tỷ đồng. Trong đó, hàng chục tấn thực phẩm bẩn, hàng hóa không rõ nguồn gốc đã kịp thời được ngăn chặn.

Hà Nội: Nam thanh niên nhập trái phép 1.500 điếu xì gà, thuốc lá ngoại để tiêu thụ

Hà Nội: Nam thanh niên nhập trái phép 1.500 điếu xì gà, thuốc lá ngoại để tiêu thụ

Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trước

GĐXH - Ngày 4/4, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên và phát hiện cơ sở này đang tiêu thụ khoảng 1.500 điếu xì gà cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu trái phép.

Mua mảnh đất quê 200-300m2, nhà đầu tư tách lô nhỏ, rao bán với cam kết ra sổ đỏ, lời ngay 300-500 triệu đồng/lô

Mua mảnh đất quê 200-300m2, nhà đầu tư tách lô nhỏ, rao bán với cam kết ra sổ đỏ, lời ngay 300-500 triệu đồng/lô

Bảo vệ người tiêu dùng - 11 giờ trước

Nhà đầu tư săn tìm mua những lô đất có diện tích lớn từ 200m2 trở lên. Sau đó, họ sẽ chia lô, rao bán với cam kết ra sổ đỏ cho người mua. Mỗi lô rao bán, các nhà đầu tư lời ngay 300 triệu đồng/lô, thậm chí với lô có vị trí đẹp lãi đến cả nửa tỷ đồng.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Thị trường tã bỉm trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có các kế hoạch về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố năm 2025 và kế hoạch về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn.

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

GĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Top