Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giấc ngủ tác động như thế nào đến chiều cao của trẻ?

Chủ nhật, 18:35 25/06/2023 | Sống khỏe

Một số nghiên cứu phát hiện ngủ nhiều hơn trong thời thơ ấu và tuổi thanh thiếu niên có liên quan việc phát triển chiều cao.


Giấc ngủ tác động như thế nào đến chiều cao của trẻ? - Ảnh 1.

Các đặc điểm về lối sống như dinh dưỡng và giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của một người. Ảnh: Freepik.

Các đặc điểm về lối sống như dinh dưỡng và giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của một người.

Kết quả của gene di truyền

Chiều cao khi trưởng thành được xác định bởi sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố. Hầu hết trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của một người. Tuy nhiên, một số người có thể lo lắng về chiều cao của mình và tự hỏi liệu có thể làm gì để ảnh hưởng đến tầm vóc.

Nhiều người thậm chí đặt ra câu hỏi rằng liệu ngủ nhiều có thể tăng chiều cao không. Tuy nhiên, chưa đủ bằng chứng để khẳng định ngủ nhiều làm tăng chiều cao khi trưởng thành. Chiều cao chủ yếu là kết quả của gene di truyền, đồng thời, các đặc điểm về lối sống như dinh dưỡng và giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của một người.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiều cao khi trưởng thành của một người bị ảnh hưởng bởi lối sống và tình trạng kinh tế, xã hội từ cha mẹ hoặc người chăm sóc họ. Một người khi trưởng thành thấp lùn nếu cha mẹ họ hút thuốc trong thời gian mang thai.

Hoặc, người đó không được chăm sóc sức khỏe hay ăn thực phẩm bổ dưỡng khi còn nhỏ, tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường trong quá trình phát triển. Phần lớn chiều cao của một người là kết quả của gene di truyền. Trên thực tế, hơn 3.000 biến thể gene đã được phát hiện có ảnh hưởng sự phát triển của trẻ và chiều cao khi trưởng thành.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng mỗi gene này có tác dụng riêng và khi kết hợp lại chúng quyết định phần lớn chiều cao của một người. Gene ảnh hưởng chiều cao của một người thông qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm cả việc điều chỉnh các hormone quan trọng cho sự tăng trưởng.

Nghiên cứu đã phát hiện mất ngủ có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng của con người (hGH). Hormone tăng trưởng của con người giúp phát triển chiều cao.

Hormone này được sản xuất bởi một cơ quan trong não gọi là tuyến yên. Hầu hết hGH được giải phóng vào ban đêm. Do đó, trẻ em bị thiếu ngủ có thể có mức hGH thấp hơn. Song, sự thiếu hụt hGH là tình trạng rất hiếm.

Cơ chế phát triển chiều cao

Trong thời thơ ấu, chiều cao của một người tăng lên khi xương của họ dài ra. Xương dài ra bằng cách phát triển mô mới trong một phần của xương gọi là đĩa tăng trưởng. Các đĩa tăng trưởng nằm ở phần cuối của một số xương dài hơn, như đùi, cẳng tay, bàn tay và ngón tay.

Giấc ngủ tác động như thế nào đến chiều cao của trẻ? - Ảnh 2.

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Ảnh: Shutterstock.

Sự phát triển của xương mới là một quá trình phức tạp, được điều chỉnh bởi hormone, di truyền và các yếu tố khác. Một người có thể cao bao nhiêu khi trưởng thành không thể dễ dàng dự đoán được bằng kích thước của họ khi sinh.

Điều này là do kích thước của trẻ sơ sinh ít liên quan đến di truyền. Thực tế, kích thước của trẻ sơ sinh liên quan chặt chẽ hơn đến chế độ ăn uống của người mẹ và môi trường trong bụng mẹ.

Thay vì với tốc độ ổn định từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, con người tăng chiều cao chủ yếu thông qua các giai đoạn tăng trưởng hoặc thời điểm họ phát triển nhanh chóng.

Thời điểm một người phát triển vượt bậc và mức độ phát triển trong thời gian đó có thể phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, liệu họ có dậy thì sớm không và thậm chí cả thời điểm trong năm. Sau khi sinh, sự tăng trưởng vượt bậc xảy ra trong 3 giai đoạn quan trọng của cuộc đời một người.

Cụ thể, thời thơ ấu sớm thường là giai đoạn phát triển nhanh chóng. Nhiều trẻ sơ sinh cao khoảng 10 inch (25,4 cm) trong năm đầu tiên. Trong suốt hai năm đầu đời, sự tăng trưởng ngày càng được thúc đẩy bởi yếu tố di truyền của trẻ.

Ở thời thơ ấu, trẻ em thường phát triển với tốc độ ổn định từ 2 tuổi cho đến đầu vị thành niên. Đối với hầu hết trẻ em, tốc độ này là khoảng 2-4 inch (5-10 cm) tăng trưởng mỗi năm.

Khi trẻ gần đến tuổi dậy thì, tốc độ phát triển sẽ tăng lên. Sự tăng trưởng vượt bậc này thường bắt đầu từ 8-12 tuổi, tùy vào giới tính và sự trưởng thành về thể chất của trẻ. Khi tăng trưởng ở mức lớn nhất, trẻ em có thể cao thêm từ 3-4 inch (7,6-10 cm) mỗi năm.

Hầu hết mọi người ngừng cao lên sau 18 tuổi đối với nữ giới và sau 20 tuổi đối với nam giới. Thời gian của quá trình này phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả việc trẻ phát triển sớm hay chậm.

Ví dụ, trẻ chậm phát triển do bệnh tật hoặc thiếu dinh dưỡng có thể tiếp tục phát triển cho đến khi chúng đạt được tiềm năng di truyền. Hầu hết đứa trẻ có chiều cao chênh lệch so với các bạn cùng trang lứa đều phát triển bình thường. Một số lý do tại sao trẻ em có thể thấp hoặc cao hơn mức trung bình của nhóm tuổi mà không liên quan đến vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Lý do đầu tiên có thể là di truyền. Một đứa trẻ có thể thấp hoặc cao hơn so với các bạn cùng trang lứa do di truyền. Điều này thường xảy ra đối với những đứa trẻ có cha mẹ thấp hoặc cao hơn so với các bạn cùng trang lứa. Một yếu tố khác là chậm tăng trưởng.

Cơ thể trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau. Một số trẻ có thể bị chậm phát triển so với các bạn cùng trang lứa. Những đứa trẻ này có thể trải qua tuổi dậy thì và giai đoạn phát triển vượt bậc của tuổi vị thành niên muộn hơn các bạn. Song, cuối cùng, những trẻ này sẽ bắt kịp và đạt được chiều cao bình thường khi trưởng thành.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể tăng trưởng sớm. Cụ thể, một số trẻ phát triển nhanh và sớm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Điều đó khiến trẻ cao lớn khi còn nhỏ. Sự tăng trưởng ở những đứa trẻ này có thể chậm lại sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Trong khi đó, đối với một số trẻ em, không có lý do nào để lý giải về chiều cao thấp của trẻ. Những đứa trẻ này phát triển một cách lành mạnh và không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, nhưng lại thấp hơn các bạn cùng tuổi.

Để đánh giá xem một đứa trẻ có đang phát triển bình thường hay không, các bác sĩ sẽ xem xét tốc độ phát triển của trẻ chứ không phải phép đo chiều cao.

Dấu hiệu ở chân báo động đường trong máu tăng vọtDấu hiệu ở chân báo động đường trong máu tăng vọt

Nếu chân thường xuyên bị tê, vết thương lâu lành, da đổi màu, bạn cần đề phòng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

4 loại rau quả giàu dinh dưỡng hơn sau khi nấu chín

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 7 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 10 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 21 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 22 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Top