Giải đáp mối lo của cha mẹ khi con sắp tiêm vaccine COVID-19
GiadinhNet - Bộ Y tế chiều 29/10 cho biết các phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Vaccine không ảnh hưởng đến gene hay nguy cơ gây ung thư, vô sinh...

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - chiều 29/10 cho biết Bộ Y tế cho phép sử dụng vaccine Pfizer và Moderna tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi. Hiện có khoảng 36 quốc gia (gồm 19 nước châu Âu, 6 nước Châu Mỹ, còn lại là châu Á, Úc..) đang tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em.
Viêm cơ tim sau tiêm vaccine là phản ứng rất hiếm gặp
Về phản ứng phụ sau tiêm, bà Hồng cho biết ở các quốc gia đã triển khai tiêm chủng cho trẻ, các phản ứng ghi nhận được tương tự như khi tiêm chủng cho người lớn, như đau đầu, đau khớp, đau cơ, sau tiêm mũi 2 số lượng phản ứng ghi nhận được nhiều hơn.

PGS.TS Dương Thị Hồng. Ảnh: Trần Minh
Theo bà Hồng, các trẻ sau khi tiêm được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng. Việc theo dõi sau tiêm áp dụng như với người lớn.
Trong 3 ngày đầu sau tiêm các trẻ phải có gia đình, bố mẹ, người giám hộ luôn bên cạnh trẻ để hỗ trợ, xem tình hình sức khoẻ của trẻ.
Đặc biệt, ít nhất trong 3 ngày sau tiêm, cha mẹ, người giám hộ, thầy cô giáo cần yêu cầu trẻ tránh vận động mạnh, hoạt động thể thao cường độ cao. Lý do là điều này sẽ gây tăng áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim sẽ trầm trọng hơn. Thực tế tại một số quốc gia đã triển khai tiêm vaccine cho trẻ trước Việt Nam đã ghi nhận phản ứng sau tiêm dù "rất hiếm gặp" như: Viêm cơ tim, viêm màng tim…
"Theo các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau, những phản ứng như viêm cơ tim, viêm màng tim thường xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (khoảng từ 4 - 6, thậm chí gấp 10 lần trẻ gái). Nhưng tôi nhắc lại là phản ứng này rất hiếm gặp" - PGS Hồng nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - cũng nhấn mạnh phản ứng viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 ở trẻ rất hiếm gặp và hiện vị chuyên gia này "chưa đọc thấy có dữ liệu liên quan đến tử vong".
Dù tỷ lệ gặp phản ứng này rất thấp nhưng ngành Y tế vẫn phải chuẩn bị trước tiêm chủng, để cán bộ y tế hiểu và nhận biết thế nào là viêm cơ tim và viêm ngoài màng tim nhằm phát hiện sớm.
"Những dấu hiệu nhận biết dấu hiệu sớm nhất như bé mệt, nhịp tim nhanh, chứ không đợi đến huyết áp thấp thì đã muộn" - PGS Điển nói.
Không nên lo ngại về phản ứng lâu dài như ảnh hưởng gene, ung thư, vô sinh
Bên lề cuộc tập huấn, trả lời câu hỏi của PV về có một số gia đình lo ngại rằng liệu có "phản ứng phụ lâu dài" nào (như ảnh hưởng tới gene, ung thư, vô sinh...) sau khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ không, PGS.TS Dương Thị Hồng khẳng định: "Đến nay chúng tôi chưa nhìn thấy mối liên quan đến 2 vaccine này với những nguy cơ trên đây".
Theo bà, Việt Nam sử dụng là vaccine có thành phẩm mNRA của 2 nhà sản xuất Pfizer và Moderna. Thành phần mNRA của virus hoàn toàn không có tương tác với ADN của người, do đó không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gene và ảnh hưởng về lâu dài như bệnh ung thư, rối loạn vô sinh như có bậc phụ huynh lo lắng.
PGS Hồng khẳng định các bậc phụ huynh yên tâm đưa con em mình đi tiêm chủng để phòng bệnh một cách bền vững, bởi vaccine bao giờ cũng là cách phòng bệnh chủ động nhất.
Đến nay, chỉ mới có TP.HCM là nơi triển khai thí điểm tiêm vaccine cho trẻ em. Vài ngày tới đây sẽ có thêm 1 số tỉnh thành triển khai quy mô nhỏ.
Theo bà Hồng, việc cung ứng vaccine hiện nay đỡ căng thẳng hơn giai đoạn đầu. Theo nhận định chủ quan từ tiến độ cung ứng vaccine, Việt Nam có thể hoàn thành được việc bao phủ 2 mũi vaccine cho hầu hết người dân từ 18 tuổi trở lên trong năm 2021.
"Trong quý 4/2021, ngành Y tế phấn đấu tiêm ít nhất 1 mũi cho tất cả trẻ em 12-17 tuổi, nếu được cung ứng đủ trong tháng 12 và những tháng đầu năm 2022, chúng tôi tin tưởng sẽ sớm bao phủ 2 mũi vaccine cho cả người lớn và trẻ em, tất nhiên điều này phụ thuộc vào nguồn cung và cam kết của các nhà cung ứng, nhà tài trợ", bà Hồng nói.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 2 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM
Sống khỏe - 21 giờ trướcSở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 22 giờ trướcGĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.