Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Giải mã" bài thuốc của người Thái đen hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Thứ tư, 17:45 13/04/2022 | Sống khỏe

Nhờ vốn thảo dược quý của người Thái đen và kinh nghiệm chữa bệnh nhiều đời từ gia đình, thời gian qua, Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh ở thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã được nhiều bệnh nhân xa gần tìm đến, trong đó có nhiều người mắc bệnh dạ dày đã biến chứng.

"Giải mã" bài thuốc của người Thái đen hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - Ảnh 1.

Chị Bùi Thị Quý ở phố Thành Yên, phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa.

Nụ cười sau cơn bạo bệnh

Chị Bùi Thị Quý (41 tuổi), ở phố Thành Yên, phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa, là người mắc bệnh viêm loét dạ dày được chữa khỏi bằng thuốc y học cổ truyền. Chị kể: Vào cuối năm 2017, chị thường xuyên bị hành hạ bởi cơn đau ở vùng thượng vị, kèm theo rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, sụt cân... Hễ chị ăn vào thức gì thì bị nôn ra thức ấy, khiến sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.

Từ lời giới thiệu của người đã khỏi bệnh, chị lóe lên niềm hy vọng về phương pháp điều trị bệnh bằng y dược cổ truyền. Tháng 6/2018, chị đã tìm đến Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh ở huyện Thường Xuân, tìm gặp lương y Lang Thị Quynh.

Chị nói: "Sau khi xem các kết luận của bệnh viện và sắc mặt, sắc lưỡi, hỏi thăm tình hình bệnh, lương y Quynh đã cho tôi phác đồ điều trị, gồm dùng thuốc uống, kết hợp hỗn hợp lá thuốc đắp chườm bên ngoài. Tôi sử dụng duy nhất thuốc của bà, chỉ qua vài ấm thuốc, đã thấy cơn đau dịu dần, sau đó ăn được, ngủ sâu. Gần 1 năm sau, tôi đã khỏe mạnh như người bình thường và tăng cân trở lại như lúc chưa bị bệnh. Cho đến nay tôi vẫn thường xuyên sử dụng thuốc của bà, vì nó không tốn kém là bao, lại giúp mình yên tâm về sức khỏe".

Trở lại đời thường sau cơn bệnh thập tử nhất sinh nhờ bài thuốc được hái về từ rừng xanh núi thẳm, chị Bùi Thị Quý đã tình nguyện làm "xứ giả" để đưa bài thuốc ấy đến với những ngươi xung quanh không may mắc bệnh. Và chị nghĩ, y dược cổ truyền như đã cho chị cuộc đời thứ 2.

"Giải mã" bài thuốc của người Thái đen hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - Ảnh 2.

Niềm vui của ông Đoàn Văn Quỵ (thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An) sau khi thoát khỏi sự hành hạ của bệnh đại tràng bằng thảo dược của lương y Lang Thị Quynh.

Một bệnh nhân khác bị viêm loét đại tràng đã biến chứng nặng là ông Đoàn Văn Quỵ (82 tuổi) ở khu phố Lam Sơn, phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Theo lời kể của ông Quỵ, năm 2019, bụng bị đau nhói, nôn ói liên tục, ông Quỵ được đưa về TP Vinh cấp cứu. Sau đó ông được phẫu thuật để cắt bỏ phần đại tràng bị tổn thương và điều trị tích cực dài ngày. Thế nhưng chưa được bao lâu, cơn đau tái lại.

Ông nhớ: "Lúc đó, bụng tôi cả ngày đau âm ỉ, đến mức không thể đi lại và mất ngủ triền miên, người sụt cân nhanh chóng. Tôi suy nghĩ, tham khảo ý kiến người cùng bệnh, rồi quyết định tìm đến y dược cổ truyền để điều trị, cụ thể là Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh".

Cũng từ đó, mỗi tháng ông Quỵ đều đặn bắt xe theo đường Hồ Chí Minh ra Thanh Hóa tìm gặp lương y Lang Thị Quynh lấy thuốc. Kiên trì 3 tháng điều trị với các bài thuốc uống và đắp chườm, cơn đau bụng của ông không còn nữa. Ông ăn ngon, ngủ yên giấc và tăng cân, da dẻ hồng hào trở lại. Cứ thế ông duy trì thêm 6 tháng thuốc, rồi dừng hẳn cho đến ngày nay.

Ông nói: "Không chỉ tận tình thăm khám, chữa bệnh, lương y Quynh còn hỗ trợ tôi tiền thuốc. Tôi bây giờ bệnh đã khỏi, trước mỗi bữa ăn tôi đã uống được rượu. Thuốc y dược cổ truyền của người Việt Nam ta là một tài sản vô cùng quý báu cần được phát huy".

Hé lộ bài thuốc của người Thái đen

"Giải mã" bài thuốc của người Thái đen hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - Ảnh 3.

- Dù tuổi cao, lương y Lang Thị Quynh vẫn thường xuyên vào rừng tìm lá thuốc.

Không riêng gì chị Quý, ông Quỵ, đau dạ dày là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại với nhiều người mắc phải, không phân biệt nam hay nữ giới, già hay trẻ. Lương y Lang Thị Quynh (69 tuổi), Chủ cơ sở Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh, phân tích: "Theo quan niệm của người Thái đen, dạ dày bị đau là cách gọi chung của các chứng đau ở vùng bụng từ rốn trở lên đến dưới xương ức. Đó là triệu chứng của nhiều bệnh, như viêm loét dạ dày - tá tràng, sa dạ dày, ung thư dạ dày,…Bệnh chủ yếu do dạ dày phải hấp thu quá nhiều thức ăn, đồ uống như rượu, bia, ớt,...; do căng thẳng, lo nghĩ nhiều; ăn uống, sinh hoạt không điều độ; hoặc do vi khuẩn gây nên.

Lương y Lang Thị Quynh là người dân tộc Thái đen, sinh ra ở vùng rừng núi cao phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, giáp biên giới Việt - Lào. Từ ngày còn nhỏ, bà đã được mẹ truyền nghề thuốc và các bài thuốc của người Thái đen. Năm 2013, bà vinh dự được báo cáo điển hình tại Hội nghị điển hình tiên tiến Hội Đông y cấp huyện toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội và tham luận tại Hội thảo khoa học các môn thuốc, bài thuốc của các dân tộc, tôn giáo Việt Nam. Năm 2016, bà được Sở Y tế cấp phép hoạt động Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh tại thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân.

"Giải mã" bài thuốc của người Thái đen hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - Ảnh 4.

Thuốc chữa bệnh dạ dày của người Thái đen được phối trộn từ rất nhiều loại thảo dược từ rừng xanh núi thẳm.

Nói về những bài thuốc chữa bệnh dạ dày, lương y Lang Thị Quynh chia sẻ: Người Thái đen thường dùng rất nhiều loại lá, rễ cây rừng để phối trộn làm thuốc, nấu uống thay nước hằng ngày để điều trị các bệnh dạ dày nói riêng và bệnh đường tiêu hóa nói chung. Có loại bệnh phải dùng đến hơn 10 vị thuốc phối trộn với nhau làm thuốc uống, kết hợp hỗn hợp lá thuốc đắp chườm bên ngoài. Các vị thuốc chủ đạo gọi theo tên tiếng Thái, như: Bơ dá day, chưa nếp leo, co tan pạo, chưa lướt, co nam nọi, chưa khoăn piên... vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, có sức chống chọi bệnh tật, vừa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và điều trị tổn thương dạ dày. Trong khi đó, thuốc hoàn toàn không có tác dụng phụ, không gây khó chịu khi sử dụng.

Tuy nhiên, lương y Quynh lưu ý, bệnh viêm loét dạ dày được chia làm hai thể: viêm cấp tính và viêm mạn tính. Đối với viêm cấp tính, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được cấp cứu, điều trị kịp thời. Còn đối với bệnh mạn tính, hoàn toàn có thể chữa theo phương pháp của y dược cổ truyền.

Theo vị lương y người dân tộc Thái đen, ngoài xem kết quả khám bệnh tại bệnh viện, người thầy thuốc cần phải nhìn màu da, sắc mặt, màu lưỡi, hỏi thăm tiền sử bệnh... mới có được phác đồ điều trị bệnh hợp lý nhất. Đây là cách bà vẫn áp dụng để chữa khỏi cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh dạ dày trong thời gian qua, trong đó có nhiều người mà bệnh đã biến chứng sang giai đoạn nguy hiểm.

Lương y Lang Thị Quynh bộc bạch: "Đa phần bệnh nhân dạ dày tìm đến y dược cổ truyền khi bệnh đã thành mạn tính, trong đó nhiều người bệnh đã biến chứng nguy hiểm. Điều trị bằng y dược cổ truyền người bệnh cần kiên trì theo đúng phác đồ và thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Điều quan trọng là hãy giữ cho mình được tinh thần lạc quan.

Phan Thành


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Y tế - 2 giờ trước

27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết các trường hợp mổ tim hở đợt này đều vào viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở nhiều khi gắng sức, đau tức ngực ngày càng tăng...

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Tăng mỡ máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid trong máu bị rối loạn. Để dự phòng và điều trị các rối loạn lipid máu, chế độ ăn uống đóng một vai trò có tính quyết định.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích

Y tế - 13 giờ trước

Hai em nhỏ vào cấp cứu vì đau bụng suốt 3 ngày. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một số đoạn ruột của bệnh nhi bị thủng, lấy ra nhiều viên nam châm.

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên

10 loại kháng sinh tự nhiên

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Top